Đà Nẵng Đưa Nhiều Tàu Công Suất Lớn Vươn Khơi, Bám Biển

Trước tình hình Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou 981) tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, ngày 14/5, tại cảng cá Thọ Quang, thành phố Đà Nẵng, tàu dịch vụ hậu cần và đánh bắt xa bờ mang số hiệu ĐNa- 90611 đã được hạ thủy, lên đường khai thác ngư trường Hoàng Sa.
Trước tình hình Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou 981) tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, ngày 14/5, tại cảng cá Thọ Quang, thành phố Đà Nẵng, tàu dịch vụ hậu cần và đánh bắt xa bờ mang số hiệu ĐNa- 90611 đã được hạ thủy, lên đường khai thác ngư trường Hoàng Sa.
Con tàu số hiệu ĐNa-90611 của ông Trần Toàn, trú phường Thuận Phước, quận Hải Châu, có công suất 860CV, được đóng mới trong thời gian hai tháng, trị giá 3,2 tỷ đồng.
Ông Trần Toàn cho biết: "Dù khó khăn đến đâu, chúng tôi quyết bám ngư trường Hoàng Sa, ngư trường truyền thống mà lâu nay ông cha ta vẫn khai thác, cung cấp các thông tin cho các cơ quan chức năng, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc."
Tại lễ hạ thủy tàu ĐNa-90611, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố Đà Nẵng cho biết trong thời gian tới, thành phố sẽ đầu tư và đóng mới nhiều tàu công suất lớn nhằm nâng cao chất lượng khai thác hải sản và phục vụ công tác hậu cần tại các ngư trường truyền thống thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đà Nẵng, những tàu có công suất từ 400CV trở lên trên địa bàn, thành phố sẽ hỗ trợ từ 400-800 triệu đồng khi đóng mới; đồng thời ngành nông nghiệp và chính quyền địa phương thành phố Đà Nẵng sẽ có những chính sách nhằm hỗ trợ bảo hiểm thuyền viên, đào tạo bằng thuyền trưởng, máy trưởng, hỗ trợ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong khai thác, bảo quản sản phẩm..., góp phần giúp ngư dân thêm yên tâm đầu tư đóng mới tàu cá công suất lớn để vươn khơi bám biển.
Có thể bạn quan tâm

Có thể nói, 2014 được xem là năm nhiều khó khăn, thách thức đối với nền kinh tế tỉnh ta. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2011- 2013 đạt thấp so với mục tiêu kế hoạch, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước hạn chế, nợ đọng trong xây dựng cơ bản nhiều…

Vừa qua, tại TP. Sóc Trăng, Hội Nghề cá Việt Nam (VINAFISH) phối hợp với Tổng cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo “Ứng dụng VietGAP trong phát triển nuôi thủy sản bền vững tại Việt Nam” nhằm tìm ra giải pháp tốt nhất để phát triển VietGAP trong nuôi trồng thủy sản.

Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng Lại Thế Hưng cho biết các dấu hiệu cho thấy cây cà phê bị nhiễm nấm hồng (Corticium salmonicolor) do sau một thời gian Lâm Đồng có mưa kéo dài và lượng ánh sáng mặt trời giảm mạnh. Cà phê bị nhiễm nấm hồng không thể chữa được mà chỉ có thể cắt cành để hạn chế lây lan.

Từ ngày 25/6, bệnh đốm trắng trên tôm xuất hiện ở 3 hộ nuôi và lây lan ra 40% diện tích của vùng nuôi Hà Voọc, xã Hộ Độ (Lộc Hà). Điều khiến người dân băn khoăn là có phải dịch lây lan diện rộng do hóa chất chlorine xử lý mầm bệnh không hiệu quả?

Là huyện miền núi khó khăn, có 13/29 xã nghèo 135 nhưng chỉ sau hơn 3 năm triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã có trên 4.000 nông dân có thu nhập cao, trong đó nhiều hộ có thu nhập tiền tỷ.