Tránh Bán Ép Trái Sầu Riêng

Chúng tôi đến ấp Trung Hiệp, xã Hưng Khánh Trung B (Chợ Lách - Bến Tre) theo tin phản ánh của một số người dân trong xã. Về tình trạng thương lái mua ép sầu riêng chưa đủ ngày tuổi (khoảng hơn nửa tháng), đã gây ảnh hưởng đến chất lượng của sầu riêng.
Tổ Hợp tác sản xuất sầu riêng ấp Trung Hiệp có 34 hộ sản xuất, với tổng diện tích 30ha. Tổ sản xuất đã đi vào ổn định và ngày được công nhận đạt chuẩn VietGAP cũng không còn xa. Nhưng gần đây, một vài hộ dân đã thỏa thuận buôn bán với thương lái ở Ngũ Hiệp (Tiền Giang), nên sự việc đáng tiếc xảy ra.
Trò chuyện với chúng tôi, những tiếng chặc lưỡi, “phải dè”. Ông Đỗ Văn Re bộc bạch: Tôi dại dột, cứ tưởng người quen giới thiệu thì chắc ăn nhưng không ngờ sau ngày thỏa thuận (mùng 5 tháng 10 âm lịch) với mức giá 37 ngàn đồng/kg đến nay, thương lái chỉ thu tại vườn mới có 625 kg, số tiền đặt cọc 10 triệu đồng. Số trái sầu riêng còn lại tại vườn đã chín và có rụng nhưng thương lái cứ hẹn...
Giờ mà kêu thương lái khác cũng khó, trường hợp đối đế tôi phải bán lẻ ngoài chợ. Ngoài ông Re, còn 2 hộ dân nữa cũng đã bán cho thương lái này khi trái sầu riêng chỉ mới 8 tuổi (tức 80 ngày). Được biết, sầu riêng đủ tuổi (khoảng 95 ngày) sẽ rất thơm ngon, múi to, cơm dày, vàng ươm, chắc ruột.
Ông Nguyễn Văn Bé - Tổ trưởng, kiến nghị ngành chủ quản có biện pháp hỗ trợ, khuyến cáo nông dân trong việc giao thương, tránh tình trạng cắt ép sầu riêng không đạt chất lượng. Tổ Hợp tác cũng sẽ tuyên truyền để tổ viên cảnh giác.
Tuy nhiên, trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Hải - Phó Chủ tịch UBND xã Hưng Khánh Trung B, cho biết trước nay không có trường hợp thương lái mua ép trái. Tùy từng thời điểm, từng vườn trước sau có sự chênh lệnh nhưng vẫn đảm bảo chất lượng cho sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm

“Ngô năm nay được mùa, khi thu hoạch gia đình tôi phấn khởi lắm. Nhưng khi bán, giá ngô hạt xuống thấp, trừ chi phí đầu tư, lãi thu về chẳng đáng là bao, có hộ trong bản chỉ hòa vốn” - Đó là tâm sự của bà Nguyễn Thị Mền, bản Pú Ngam, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên khi chúng tôi hỏi về vụ ngô xuân hè 2014. Dường như nghịch lý “được mùa mất giá” tái diễn trong nhiều năm qua đặt người nông dân vào cảnh vừa làm vừa lo!

Việt Nam - Ấn Độ thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1954, đến nay đã có hàng loạt hiệp định thương mại được ký kết và gần đây nhất là ASEAN - Ấn Độ, tránh đánh thuế hai lần. Theo cam kết, từ đầu năm 2014 nhiều mặt hàng Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Ấn Độ sẽ giảm dần và cắt bỏ thuế quan từ 5-50%.

Theo nhận định từ các chuyên gia kinh tế, một trong những lĩnh vực sẽ chịu tác động lớn nhất từ Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là nông nghiệp. Nông dân Việt Nam phải thích ứng với môi trường cạnh tranh khốc liệt về sản xuất - kinh doanh sản phẩm nông nghiệp.

Vừa qua, đoàn công tác tỉnh Ibaraki (Nhật Bản) có chuyến thăm và làm việc với tỉnh Đồng Tháp trên tinh thần hợp tác nông nghiệp giữa hai tỉnh có cùng chung tiềm năng và lợi thế. Ông Nguyễn Văn Dương - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp nhận định, đây được xem là cơ hội, mở ra những triển vọng mới cho nông nghiệp tỉnh nhà, góp phần để Đề án tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh thành công.

Vừa qua, đoàn công tác tỉnh Ibaraki (Nhật Bản) có chuyến thăm và làm việc với tỉnh Đồng Tháp trên tinh thần hợp tác nông nghiệp giữa hai tỉnh có cùng chung tiềm năng và lợi thế. Ông Nguyễn Văn Dương - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp nhận định, đây được xem là cơ hội, mở ra những triển vọng mới cho nông nghiệp tỉnh nhà, góp phần để Đề án tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh thành công.