Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ông Võ Hồng Tâm Làm Giàu Từ Cây Mãng Cầu

Ông Võ Hồng Tâm Làm Giàu Từ Cây Mãng Cầu
Ngày đăng: 18/12/2013

Theo lời giới thiệu của Chủ tịch Hội Nông dân xã Phước Minh (Thuận Nam - Ninh Thuận), tôi tìm gặp ông Võ Hồng Tâm, 57 tuổi, nông dân làm giàu từ cây mãng cầu trên vùng đất Quán Thẻ.

Trước đây, ông từng làm công nhân trong nhà máy bông, sau khi công ty giải thể, ông mua máy cày làm đất thuê cho bà con trong vùng. Khi địa phương thu hồi đất xây dựng cánh đồng muối, năm 2002, vợ chồng ông chuyển vào đất rẫy gần chân núi, dồn công sức cải tạo để trồng trọt, chăn nuôi. Mong muốn tìm giống cây trồng thích hợp trên đất cát, ông trồng thử nghiệm hành, tỏi, ớt và đủ loại cây ăn trái, nhưng chỉ có cây mãng cầu là thích hợp và mang lại hiệu quả hơn.

Đến nay, ông Tâm đã trồng được 10.000 cây mãng cầu dai trên diện tích 4,5 ha và trở thành hộ trồng mãng cầu nhiều nhất xã Phước Minh. Mỗi năm hai vụ cho trái, sản lượng thu hoạch đạt 60 tấn, trừ chi phí, gia đình ông Tâm thu nhập khoảng 400 triệu đồng/năm.

Ông cho biết, khu đất này trước kia khô hạn, nên ông tận dụng nước mạch trong núi chảy ra, đào ao chứa nước và xây dựng hệ thống mương rãnh. Theo kinh nghiệm, lúc mới trồng phải tạo rãnh đất thuận tiện cho việc tưới, tiêu nước và bón phân.

Sau khi thu hoạch chừng một tháng, ông cắt cành, dọn lá để thân cây cao vừa phải, tránh giao tán, dễ chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh. Hàng năm ông bón phân các loại, nhiều nhất là phân chuồng để đất thêm màu mỡ. Đất càng tốt, mãng cầu càng nhanh bói quả, ra trái càng to. Giá mãng cầu trung bình từ 12.000 đ – 20.000 đ/kg, riêng loại 1 (2 – 3 trái/kg) giá bán lên tới 35.000 đ/kg.

Tận mắt ngắm nhìn căn chòi giữa vườn cây của ông, chúng tôi ngạc nhiên khi biết ông còn đầu tư bộ quạt gió sử dụng nguồn năng lượng gió, cộng thêm “công trình” thuỷ điện mini từ đập nước trên suối, cung cấp đủ nguồn điện sinh hoạt cho gia đình. Ông trở thành điển hình nông dân vượt khó làm giàu, là gương sáng về lao động sản xuất giỏi ở địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Cần Hỗ Trợ Thiết Thực Ngư Dân Đánh Bắt Xa Bờ Cần Hỗ Trợ Thiết Thực Ngư Dân Đánh Bắt Xa Bờ

Khai thác xa bờ sẽ tránh tình trạng tận diệt thủy sản, tuy nhiên, việc đóng tàu với công suất lớn và những rủi ro khi vươn khơi đòi hỏi sự đầu tư lớn, việc mà những ngư dân nhỏ lẻ khó làm được.

20/01/2014
Cá Chạch Bùn Vật Nuôi Mới Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Cá Chạch Bùn Vật Nuôi Mới Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Cá chạch bùn là loài thuỷ sản nước ngọt có nguồn gốc ở nước ngoài, phát triển nhiều ở khu vực phía Bắc và miền Trung. Nhờ có thịt thơm ngon, xương mềm nên thị trường nội địa tiêu thụ rất mạnh. Một năm trở lại đây, nông dân một số tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long đã thả nuôi thành công loài thủy sản này.

20/01/2014
Festival Thủy Sản Việt Nam 2014 Tại Phú Yên Mời 28 Đoàn Tham Gia Festival Thủy Sản Việt Nam 2014 Tại Phú Yên Mời 28 Đoàn Tham Gia

Chiều 16/1, đồng chí Trần Quang Nhất, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên chủ trì cuộc họp báo chuẩn bị tổ chức Festival Thủy sản Việt Nam 2014 tại Phú Yên.

20/01/2014
Bến Tre Niềm Vui Quê Biển Bến Tre Niềm Vui Quê Biển

Năm 2013, quê biển Thạnh Phú, Ba Tri, Bình Đại (Bến Tre) trúng mùa tôm, nghêu... từ đó, thu nhập của người dân ngày càng nâng lên. Đón ngày Tết cổ truyền của dân tộc, người dân ba huyện ven biển đã vui lại càng vui hơn.

20/01/2014
"Đồng Cá" Cẩm Khê

Đất ven sông, diện tích đồng chiêm trũng, nhiều đời nay cư dân nông nghiệp Cẩm Khê (Phú Thọ) đã sớm quen với nghề cá. Từ ngư dân chuyên nghề chài lưới đánh bắt trên sông Hồng, sông Bứa, ngòi Lao đến nông dân quanh năm chân lấm tay bùn vừa buông cày bừa, liềm hái đã tất bật nơm, vó, dậm kiếm tôm cá nơi đồng ngập úng chế biến thức mặn ăn dần.

20/01/2014