Thất Thu Thuế Thanh Long Gần 17 Tỷ Đồng/năm

Mặc dù sản lượng thanh long hàng năm ở Bình Thuận đều tăng, nhưng nguồn thu thuế từ các doanh nghiệp kinh doanh thanh long không tăng so với sản lượng tiêu thụ được.
Thống kê cho thấy, sản lượng thanh long Bình Thuận xuất khẩu hiện chiếm tỷ trọng 80-85%, nhưng xuất khẩu sang Trung Quốc theo hình thức mậu biên, dẫn đến tình trạng bị ép giá và phụ thuộc vào thị trường. Hơn nữa, do quy mô nhỏ, năng lực mua bán quốc tế còn nhiều hạn chế nên 8 doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu chính ngạch thanh long trên địa bàn Bình Thuận không quản lý được hết thị trường.
Sự tham gia của lực lượng mua bán trung gian đã gây ra tình trạng mất trật tự, làm rối loạn thị trường, thiệt hại cho doanh nghiệp và thất thu nguồn thuế của Nhà nước. Theo Cục Thuế tỉnh Bình Thuận, tỷ lệ sản lượng thanh long được quản lý thu thuế chỉ ở mức dưới 40%; còn lại hơn 60% sản lượng thanh long tiêu thụ ra thị trường không làm nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước.
Một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng thất thu thuế là trong mức thuế đóng trung bình trên giá bán của 1kg thanh long có xu hướng giảm dần. Năm 2010, mức thuế đóng trung bình trên giá bán của 1kg thanh long là 0,92%, đến năm 2011 giảm còn 0,69% và năm 2012 giảm xuống 0,66%.
Ngành thuế Binh Thuận cho biết, nếu thu đủ thuế 100% thì mỗi năm, ngân sách cũng mất đi khoảng 17 tỷ đồng đối với mặt hàng thanh long. Do đó, việc phát triển diện tích thanh long theo đúng quy hoạch cũng đang được tỉnh này xem xét.
Có thể bạn quan tâm

Theo Chi cục Thủy sản Bình Thuận, năm 2014 sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh Bình Thuận ước đạt 14.600 tấn, tăng 6,9% so với năm trước. Lợi thế về sản xuất tôm giống tiếp tục được duy trì, sản xuất và tiêu thụ tôm giống tăng cao, ước đạt 25 tỷ post, đạt 250% KH, tăng 43,7% so năm trước.

Chuyến biển ngắn, sản lượng và giá bán sản phẩm khá cao (110 ngàn đồng/kg), trong khi đó giá xăng dầu giảm mạnh, nên đã giảm được chi phí đầu tư, tăng hiệu quả sản xuất. Sau khi trừ chi phí, bình quân mỗi thuyền viên trên tàu được chia trên 4 triệu đồng, ai cũng phấn khởi. Sắm “tổn” xong chúng tôi tiếp tục ra khơi ngay”.

Lái Thiêu, một trong những vựa trái cây nổi danh nhất Việt Nam, vẫn được xếp chiếu trên với nhiều loại đặc sản, nhưng cũng đang phải vật vã cạnh tranh với hoa quả Trung Quốc giá rẻ.

Tổng Cục Thủy sản vừa phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng tổ chức hội thảo “Ứng dụng VietGAP trong phát triển nuôi thủy sản bền vững tại Việt Nam”. Đây là dịp để những người làm công tác quản lý liên quan đến nguồn lợi thủy sản của các địa phương trao đổi, thảo luận về việc ứng dụng bộ tiêu chuẩn VietGAP (thực hành nuôi thủy sản tốt Việt Nam) trong nuôi trồng thủy sản.

Năm 2030, ngân hàng thế giới (WB) dự kiến Châu Á chiếm 70% nhu cầu thủy sản. Báo cáo của Viện Tài nguyên Thế giới chỉ ra sản lượng thủy sản toàn cầu cần gấp đôi để đáp ứng nhu cầu trong đó tăng trưởng bền vững sản lượng nuôi và các trại nuôi cũng rất quan trọng.