Mô Hình Phá Thế Độc Canh Cây Lúa
Nỗ lực học hỏi, tìm kiếm những mô hình hay nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao, nông dân huyện Phú Tân (An Giang) đang kỳ vọng với các loại cây trồng mới, từng bước phá thế độc canh lúa nếp.
Rau an toàn trong nhà lưới
Mô hình trồng rau an toàn trong nhà lưới của ông Lê Thành Được, ngụ ấp Mỹ Lương, thị trấn Phú Mỹ là một trong 5 mô hình được Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện chọn làm thí điểm. Trên diện tích 324m2, nhà trồng rau được trang bị hệ thống phun tưới tự động, lên liếp trồng cải xanh và cải ngọt.
Sau 25 ngày, rau cho năng suất 320 kg, giá bán cao hơn rau thường từ 3.000 – 4.000 đồng/kg, trên tổng diện tích, mỗi đợt thu hoạch lời gần 2,5 triệu đồng. Ông Được tâm đắc: “Trồng rau trong nhà lưới ngăn ngừa côn trùng phá hoại, giảm tối đa việc sử dụng thuốc trừ sâu, đặc biệt là an toàn với người tiêu dùng.
Ngoài ra, mô hình còn có ưu điểm tăng được số vòng quay thời vụ đối với rau ăn lá, có thể trồng rau quanh năm, kể cả vào mùa mưa vì giảm thiểu dập nát rau do mưa bão”.
Tại xã Bình Thạnh Đông, mô hình trồng rau an toàn trong nhà lưới cũng được ông Lê Minh Triều áp dụng, cho sản lượng rau tăng gấp đôi so với cách trồng truyền thống, đồng thời giảm sử dụng lượng phân bón và thuốc trừ sâu đến 70%. Trên diện tích 300m2, nhà lưới giúp gia đình ông Triều thu nhập mỗi ngày 100.000 đồng.
Mô hình thu hút sự chú ý của nhiều hộ trồng rau trong vùng bởi nhà lưới có thể trồng được rau trong mùa mưa, đáp ứng nhu cầu sử dụng nguồn rau xanh an toàn cho người tiêu dùng ngay tại vùng nông thôn.
Một nhà lưới sau khi xây dựng có thể sử dụng đến 3 năm, rau trồng liên tục không gián đoạn. Theo Chủ tịch Hội Nông dân xã Bình Thạnh Đông Nguyễn Chí Linh, mô hình này sẽ nhanh chóng được nhân rộng, hướng tới mục tiêu cung cấp đủ nguồn rau sạch cho người dân toàn xã và các xã lân cận tiêu dùng.
Trồng nấm bao tiêu trọn gói
Kiên trì thử nghiệm nhiều loại cây trồng thay thế cho lúa nếp, các hộ dân ở ấp Hưng Hòa (xã Phú Hưng) đã thành công với mô hình trồng nấm bào ngư và nấm mèo. Từ một vài hộ ban đầu, nay trong xã đã có trên chục hộ tham gia, thành lập tổ sản xuất có đầu ra ổn định.
Nông dân Trần Văn Tường cho biết, trước giờ bà con chỉ tập tành trồng nấm để kiếm thêm thu nhập lúc nông nhàn, dần dà nhận thấy hiệu quả kinh tế trội hơn cả lúa nếp, mỗi năm các trại nấm lại mở rộng thêm, một số thành viên đã chọn hẳn trồng nấm làm nghề chính.
Nấm mèo được Công ty Thiện Phúc trong huyện cung cấp giống và bao tiêu toàn bộ với giá nấm khô 90.000 đồng/kg, cứ 1.000 bịch, nông dân thu lời 2 triệu đồng. Để tăng thêm lợi nhuận, Tổ đã xây dựng cơ sở thực hiện quy trình khép kín, từ sản xuất nguyên liệu đến đóng gói thành phẩm, các thành viên còn chia sẻ kiến thức để thử nghiệm trồng tiếp nấm bào ngư, nấm linh chi, nấm rơm...
Ông Trần Văn Tiếp, Tổ trưởng Tổ sản xuất nấm Hưng Hòa khẳng định: “Trồng nấm không khó, hơn nữa còn nhẹ công và ít rủi ro thiệt hại hơn lúa nếp, từ khi mô hình này được nhân rộng, bên ngoài Tổ sản xuất cũng có rất nhiều hộ áp dụng theo, lao động tại chỗ có việc làm thường xuyên.
Hiện nay, tùy vào điều kiện, mỗi hộ trồng từ 1.500 – 6.000 bịch, nấm mèo sau khi tàn được tận dụng bã tiếp tục trồng nấm bào ngư, hai mô hình song song cho thu nhập liên tục. Nấm bào ngư tuy chưa có đầu ra ổn định nhưng vẫn tiêu thụ hết tại các chợ địa phương, giúp xoay vốn nhanh để tái sản xuất”.
Có thể bạn quan tâm
Việt Nam sẽ đối mặt với việc bò Úc, gà Mỹ ồ ạt vào Việt Nam. Với 11.000 dòng thuế sẽ được cắt giảm để tiến về mức 0% khi tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhiều chuyên gia cảnh báo bên cạnh lợi thế nông nghiệp, Việt Nam sẽ đối mặt với bò Úc, gà Mỹ ồ ạt vào Việt Nam.
Trên địa bàn huyện Châu Thành A (Hậu Giang) có rất nhiều hộ bắt ốc bươu vàng vựa lại làm thức ăn trong chăn nuôi. Bà con rào lưới lại trên bờ và đổ ốc vào để đến mùa khô không còn ốc ngoài đồng thì mới đem ốc này ra làm thức ăn cho gia cầm, lươn, cá…
Tuy nhiên ở nước ta, việc đầu tư phát triển nguồn con giống phục vụ cho chăn nuôi còn nhiều hạn chế. Hiện cả nước có 195 cơ sở sản xuất giống lợn cụ kị (GGP) và ông bà (GP) với tổng đàn nái khoảng 73,5 ngàn con, trong đó có 10 cơ sở, 4,4 ngàn lợn nái cụ kị và ông bà thuộc quản lý của Bộ NN&PTNT (chiếm 5,9% đàn GGP và GP của cả nước).
Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn Đồng Nai, tổng đàn gà trên địa bàn tỉnh hiện nay trên 11,6 triệu con, tăng khoảng 1 triệu con so với cuối năm 2012. Trong đó, chăn nuôi theo hình thức trang trại chiếm hơn 88%, chăn nuôi nhỏ lẻ chỉ gần 12%. Các công ty chăn nuôi nước ngoài và liên doanh chiếm gần 2/3 tổng đàn gà của tỉnh.
Hàng năm, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch phòng chống đói, rét cho đàn trâu, bò; chỉ đạo các cơ quan liên quan, UBND các xã, thị trấn phối hợp với các hội đoàn thể và các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền, phổ biến kỹ thuật và kinh nghiệm phòng chống đói, rét, dịch bệnh cho trâu, bò đến tận người chăn nuôi. Thường xuyên cập nhật diễn biến thời tiết để người chăn nuôi chủ động hơn.