Quảng Nam Thí Điểm Trồng Măng Tây Xanh An Toàn

Năm 2014, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quảng Nam triển khai thí điểm mô hình "Măng tây xanh an toàn” với quy mô 0,5 ha tại hai huyện Núi Thành và Điện Bàn.
Mô hình triển khai nhằm chuyển đổi cây trồng theo hướng kinh tế thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu tại địa phương.
Măng tây xanh là loại rau thực phẩm có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, thích hợp với mọi loại đất trồng. Đây là lần đầu tiên trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đưa vào trồng thí điểm loại cây trồng này.
Lần đầu tiên đưa về trồng, với khí hậu tương đối khắc nghiệt, 15 ngày sau trồng, măng tây bắt đầu nảy chồi và phát triển tương đối tốt. Mặc dầu chưa có kinh nghiệm trồng và chăm sóc đối với cây trồng mới này, nhưng các hộ nông dân tham gia mô hình đều rất nhiệt tình, không ngại học hỏi tiến bộ kỹ thuật mới nhằm tạo ra sản phẩm an toàn và đạt năng suất cao nhất.
Mô hình thành công sẽ góp phần đa dạng hóa cây trồng của tỉnh, đồng thời, đây sẽ là một trong những cây trồng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển đổi một số diện tích đất lúa, màu... kém hiệu quả sang trồng măng tây xanh an toàn có giá trị kinh tế cao hơn, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích, phát triển sản xuất theo hướng an toàn và bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Ông Kiều Văn Cang, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật thuộc Sở NN-PTNT, cho biết: Trong vụ Hè Thu năm nay, được sự hỗ trợ kinh phí của Tổ chức SNV (Hà Lan), Chi cục đã phối hợp với một số địa phương trong tỉnh triển khai sản xuất 7 mô hình thâm canh lúa cải tiến chống biến đổi khí hậu, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất (gọi tắt là phương pháp SRI) với diện tích 507 ha.

Đẩy mạnh tiêu thụ trong nước, đặc biệt các tỉnh phía Nam, là giải pháp giúp loại trái cây nổi tiếng này có đầu ra ổn định lâu dài, giảm lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc.

Chưa hết “bàng hoàng” vì Ethoxyquin (ETQ), doanh nghiệp XK tôm sang Nhật Bản tiếp tục phải đối mặt với quyết định kiểm 100% Oxytetracycline (OTC). XK tôm sang thị trường này chưa kịp phục hồi đã lại giảm mạnh.

Sáng ngày 16/6, tại huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An), Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam, chi nhánh Nghệ An đã tổ chức hội thảo “EMS – giải pháp phòng ngừa và kỹ thuật nuôi tôm mùa nóng”. Tham dự có trên 150 khách hàng là đại diện các đại lý và người nuôi tôm trên địa bàn 2 tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa.

Ngày 20/5/2014, tại huyện Duyên Hải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh tổ chức Hội nghị tổng kết thực trạng và giải pháp phát triển giống tôm nước lợ. Ông Nguyễn Văn Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đến dự và phát biểu chỉ đạo.