Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Nuôi Ong Lấy Mật Của Ông Phượng

Mô Hình Nuôi Ong Lấy Mật Của Ông Phượng
Ngày đăng: 04/03/2014

Ông Trần Phượng ở xóm Tân Hương 2, xã Thanh Hối, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) đến với nghề nuôi ong là một sự tình cờ và gắn bó với nó. Nhưng cái duyên đó bắt đầu từ việc làm quen, nuôi nhỏ lẻ 1-2 đàn đến ham thích nghề nuôi ong và chịu khó học hỏi, rút kinh nghiệm qua thực tế công việc, đã mang lại thu nhập cao cho gia đình.

Đến với nghề nuôi ong một cách tình cờ, năm 1963, sau khi gia đình chuyển từ huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định lên xóm Tân Hương, xã Thanh Hối (Tân Lạc) để làm ăn sinh sống, ông Phượng thấy có những con ong nhỏ đến làm tổ sau nhà. Sau một thời gian, thấy ong tạo được mật nên ông đã nghĩ đến việc đóng những thùng gỗ để cho ong đến làm tổ. Ban đầu, ông chỉ nuôi 1 thùng, 2 thùng để lấy mật phục vụ cho nhu cầu gia đình là chính.

Vì mới bắt đầu nuôi, kiến thức nuôi ong không có, kinh nghiệm càng không nên ông đã gặp không ít khó khăn trong việc chăm sóc đàn ong từ việc lấy mật cho đến phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo thức ăn... nhiều khi luống cuống ông bị ong đốt sưng hết cả chân tay.

Với sự cần cù, chịu khó và quyết tâm, ông Phượng đã tự tìm hiểu qua sách, báo về kỹ thuật nuôi ong. Sau một thời gian dài tích lũy kinh nghiệm và đọc thêm tài liệu về nuôi ong, ông nhận thấy nuôi ong lấy mật khá đơn giản, không khó nhưng đòi hỏi người nuôi phải khéo léo, tỉ mỉ.

Hơn nữa, người nuôi cần phải am hiểu về đặc tính của chúng như xây tổ, chia đàn, am hiểu về các loài hoa, mùa hoa nở, mùa ong đi lấy mật, biết cách luân chuyển đàn ong tìm kiếm những nơi có nguồn mật hoa dồi dào. Từ đó mới có thể duy trì và tăng nhanh số lượng đàn ong.

Chia sẻ với chúng tôi về một số kinh nghiệm trong nghề nuôi ong, ông Phượng cho biết: Nuôi ong hiệu quả cao do không tốn diện tích đất, chi phí đầu tư ban đầu thấp và đặc biệt ít tốn công chăm sóc. Tuy nhiên, nuôi ong phải lưu ý đến bệnh thối trùng và tập tính của ong.

Ong có tập tính theo mùa, mùa lấy mật có 2 đợt: đợt 1 từ tháng 2 đến tháng 3; đợt 2 vào tháng 10 âm lịch. Đến thời điểm giao mùa, tháng 6, tháng 7, ong có hiện tượng thường bay đi mất vào thời điểm này, nếu không có kinh nghiệm nuôi ong thì dễ mất.

Ngoài ra cần phải thường xuyên chú ý đến việc chuyển đàn ong đến các vùng có nhiều hoa để ong hút mật. Công việc này thường phải làm trong đêm, vì khi đó đàn ong đã về tổ ngủ, không bị phân tán đàn và ít bị ảnh hưởng do thay đổi vùng khí hậu đột ngột”...

Hiện nay, với diện tích rộng trên 2.000 m2, gia đình ông có gần 100 thùng ong, mỗi thùng được ông tự thiết kế lấy theo kiểu hình chữ nhật với chiều dài khoảng 45 cm, lòng trong thùng khoảng 42 cm còn sâu, rộng tùy sở thích của mỗi người nuôi. Trong mỗi thùng ông để khoảng 4-5 cầu.

Xung quanh nhà ông Phượng đâu đâu cũng thấy thùng ong. Ngồi nhâm nhi chén trà cùng ông mà nhìn những con ong bay qua, bay lại. Khi mùa xuân về, cây trái đâm chồi nảy lộc, hoa lá khoe sắc cũng là lúc những con ong chăm chỉ lại làm nhiệm vụ của mình.

Loài cây để ong lấy mật tốt nhất là cây ăn quả, các loại hoa đặc biệt là hoa nhãn, vải và các loại mật ở lá cây keo, cây bạch đàn… Mỗi năm cho ông thu nhập vài trăm lít mật ong với giá hiện nay ông bán từ 160.000 – 170.000 đồng/lít mật nên mỗi năm thu nhập từ nuôi ong cũng được từ 70 - 80 triệu đồng.

Ngoài nuôi ong, gia đình ông còn trồng thêm 10 ha cây keo tai tượng và nhiều loại cây cảnh khác nhau. Nhờ trồng rừng, nuôi ong lấy mật mà gia đình ông vừa có mật ong để sử dụng, vừa góp phần phát triển kinh tế gia đình ngày càng khá giả sung túc. Ông Phượng chia sẻ: “Mật ong miền núi được mọi người ưa chuộng, nhiều người đến mua và đặt hàng nên mật làm ra không bao giờ bị ế.

Qua tìm hiểu và thăm quan thực tế tại mô hình nuôi ong lấy mật của ông Trần Phượng, chúng tôi nhận thấy hiệu quả từ mô hình nuôi ong lấy mật, ngoài lợi ích về kinh tế, còn tạo việc làm cho người lao động lúc nông nhàn, phù hợp với mọi lứa tuổi, mọi giới miễn là có sự đam mê về nuôi loài này, nhất là ở các vùng có diện tích vườn đồi, nhiều cây lâm nghiệp, trang trại trồng trọt, cây ăn quả…


Có thể bạn quan tâm

Tưới tiết kiệm cho thanh long Tưới tiết kiệm cho thanh long

Hệ thống tưới tiết kiệm thanh long "3 trong 1" giảm hao đến 60% lượng nước mà vẫn bảo đảm đủ nước, đủ phân, không bị nghẹt bét phun nước bởi rong rêu, vôi phèn.

26/11/2015
Gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN chủ động từ doanh nghiệp Gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN chủ động từ doanh nghiệp

Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được chia thành bốn trụ cột chính: Một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất với tự do hóa thương mại, đầu tư, dịch vụ; Một khu vực kinh tế cạnh tranh; Sự phát triển công bằng và Hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.

26/11/2015
18 ngư dân được vay 268 tỉ đồng đóng tàu vỏ thép 18 ngư dân được vay 268 tỉ đồng đóng tàu vỏ thép

Ông Lê Bá Duy, Phó Giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)- Chi nhánh Phú Tài, cho biết:

26/11/2015
Giới thiệu địa điểm đầu tư xây dựng Khu nuôi tôm công nghệ cao tại Phù Cát Giới thiệu địa điểm đầu tư xây dựng Khu nuôi tôm công nghệ cao tại Phù Cát

UBND tỉnh đã có văn bản số 5580/UBND-KTN đồng ý giới thiệu địa điểm để Công ty TNHH Thành Ly chuẩn bị đầu tư xây dựng Khu nuôi tôm thương phẩm ứng dụng công nghệ cao tại xã Cát Thành và xã Cát Hải (huyện Phù Cát) với diện tích trên 480 ngàn m2.

26/11/2015
Vĩnh Thạnh dồn sức xây dựng nông thôn mới Vĩnh Thạnh dồn sức xây dựng nông thôn mới

Trong 5 năm qua, huyện Vĩnh Thạnh đã tập trung chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM);

26/11/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.