Bão Tan, Rừng Cao Su Khóc
Sau bão số 10, chúng tôi có mặt tại vườn cao su của Nông trường Cao su 1 thuộc Công ty TNHH MTV Cao su Hà Tĩnh đóng trên địa bàn xã Kỳ Hợp (Kỳ Anh - Hà Tĩnh). Cả vườn cây cao su bạt ngàn mới mấy hôm còn reo với gió ngàn và chăm chỉ tích nhựa sống cho đời nay trở thành rừng cây đổ nát...
Một công nhân quặn lòng bên gốc cao sâu than thở: "Rứa là mất hết rồi, nhà tôi gắn bó với cây cao su mười lăm năm nay, bây giờ cuộc sống không biết sẽ đi đâu về đâu, lấy gì mà sống nữa".
Cũng theo công nhân này, gia đình anh nhận khoán 3ha, mỗi ha cho sản lượng 1,2 tấn. Nhờ cao su, vợ chồng bắt đầu có của ăn của để nhưng bây giờ hoàn toàn trắng tay.
Giám đốc Nông trường Cao su 1 Trương Tiến Lương cúi gục bên cây cao su đổ gãy nói: "Bão số 10 đã gây thiệt hại nặng nề cho cả nông trường chúng tôi. Sau bão, hơn 200 công nhân trắng tay. Không biết rồi cuộc sống sẽ ra sao đây?".
Cũng theo ông Lương, vào khoảng 16h ngày 30/9, bão bắt đầu gió mạnh, kéo dài đến 17h. Gió xoáy dồn vào cả vườn cây nghe gãy răng rắc, đổ ngổn ngang.
Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Cao su Hà Tĩnh Trần Ngọc Sơn buồn bã nói: Mười lăm năm công ty trồng được trên 5.000 ha cao su, trong đó tại Kỳ Anh có 1.700 ha. Nay bão số 10 làm hơn 800 ha cao su đúng vào thời kỳ khai thác nhựa của đội 1, đội 2 bị gãy đổ; ước tính tổng thiệt hại khoảng 170 tỷ đồng. Ngoài số thiệt hại cao su ra, hơn 300 nhà làm việc, nhà ở của CBCNLĐ, kho chứa vật tư cũng bị tốc mái; hệ thống giao thông đường lô, liên lô bị sạt lở nặng; nhiều ngầm tràn bị cuốn trôi; hệ thống đường điện bị đứt gãy đến 70%...
Có thể bạn quan tâm
Nhà máy chế biến sơ ri Nichirei Suco Acerola (của Công ty TNHH MTV Nichirei Suco Việt Nam) khởi công xây dựng ngày 17-7 tại xã Bình Nghị (Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) đánh dấu sự khởi đầu mới cho vùng nguyên liệu sơ ri Gò Công.
Tại các vùng trồng nhiều như Chí Linh, Thanh Hà, Tứ Kỳ (Hải Dương)... các tiểu thương mua nhãn quả với giá 15-20 nghìn đồng/kg (tùy loại), cao gấp đôi so với năm ngoái.
Ngày 23.7, UBND tỉnh Tiền Giang ban hành Quyết định công bố dịch cúm A/H5N1 trên chim cút tại hai xã Phú Kiết và Hòa Tịnh thuộc huyện Chợ Gạo.
Năm 2012, chú Phan Văn Có, ngụ ấp 2 (Đạo Thạnh, TP. Mỹ Tho - Tiền Giang) được tham quan thực tế các mô hình nuôi thủy sản nước ngọt tại thị xã Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp) do Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh tổ chức.
“Được mùa rớt giá” cứ lập đi lập lại, nên dù là nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới mà nông dân trồng lúa vẫn nghèo. Nghịch lý đó ai cũng thấy, nhưng không biết kéo dài đến bao giờ?