Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hội Thảo Đánh Giá Mô Hình Thử Nghiệm Giống Lúa Chịu Mặn Ở Thái Bình

Hội Thảo Đánh Giá Mô Hình Thử Nghiệm Giống Lúa Chịu Mặn Ở Thái Bình
Ngày đăng: 29/05/2013

Sáng ngày 28/5, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật (KH&KT) Thái Bình phối hợp với Trung tâm Phát triển sáng tạo xanh GreenID, UBND xã Nam Cường tổ chức hội thảo đánh giá mô hình thử nghiệm một số giống lúa chịu mặn tại xã Nam Cường, huyện Tiền Hải.

Đây là mô hình thuộc Dự án “Phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro thiên tai, cải thiện nước sạch và vệ sinh bền vững tại xã Nam Cường, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình” do Tổ chức Cứu trợ nhân đạo Mercy Relief tài trợ. Mô hình được Liên hiệp Các hội KH&KT Thái Bình triển khai thực hiện vào vụ xuân 2013 trên quy mô hơn 4 ha thuộc diện tích đất nông nghiệp của 34 hộ nông dân tại khu Tám mẫu, thôn Hoàng Môn, xã Nam Cường. Bộ giống lúa khảo nghiệm gồm 5 giống trong đó có 3 giống lúa thuần chịu mặn là M4, M12, M15; 1 giống lúa lai chịu mặn ZZD001 và 1 giống lúa thuần đối chứng TBR45.

Nhìn chung, các giống lúa khảo nghiệm đều có khả năng chống đổ tốt, không bị nhiễm bệnh đạo ôn, khô vằn, khả năng nhiễm rầy nâu thấp. Về khả năng chịu mặn, các giống M4, M15, TBR45, ZZD001 sinh trưởng phát triển bình thường nên khả năng chịu mặn tốt hơn giống M12 có biểu hiện vàng lá ở giai đoạn lúa chắc xanh. Về năng suất, giống cho năng suất thấp nhất là giống M4 (đạt 57,6 tạ/ha), giống cho năng suất cao nhất là giống TBR45 và M12 (đạt khoảng 72,9 - 75,7 tạ/ha).

Kết quả thử nghiệm cho thấy giống M15 và TBR45 là những giống có tiềm năng cho năng suất cao, chất lượng cũng như khả năng chống chịu sâu bệnh và ngoại cảnh tốt. Tuy nhiên, do chưa có số liệu cụ thể về độ mặn của đất nên chưa thể đánh giá đúng khả năng chịu mặn của giống, vì vậy để có kết luận chính xác về tiềm năng và khả năng chống chịu của từng giống cần phải tiến hành khảo nghiệm ở vụ sau và ở nhiều vùng sinh thái khác.


Có thể bạn quan tâm

Tạo lực đẩy để có cánh đồng lớn Tạo lực đẩy để có cánh đồng lớn

Liên kết, gắn sản xuất với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn (CĐL) là đòi hỏi, hướng đi tất yếu của ngành nông nghiệp nhằm khắc phục những hạn chế và yếu kém trong sản xuất cũng như tiêu thụ nông sản. Vậy nhưng, từ mô hình đến nhân rộng vẫn còn nhiều lực cản.

17/11/2015
Nông dân khốn khổ vì cả tin Nông dân khốn khổ vì cả tin

Vì quá tin tưởng vào cơ sở bao tiêu, những nông dân từng gắn bó với mô hình trồng nấm bào ngư, nấm mèo tại xã Thạnh Mỹ Tây (Châu Phú - An Giang) đã phải nhận “trái đắng”. Hiện, những cơ sở bao tiêu này đã gom hết số nấm nông dân bán cho họ và... không hẹn ngày trở lại.

17/11/2015
Đối phó với hạn hán, mặn xâm nhập cần tiết kiệm nước trong sản xuất lúa Đối phó với hạn hán, mặn xâm nhập cần tiết kiệm nước trong sản xuất lúa

Theo Trung tâm Khí tượng - Thủy văn Trung ương, do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, khu vực ĐBSCL - trong đó có Bạc Liêu sẽ xảy ra tình trạng xâm nhập mặn, thiếu nước ngọt sản xuất.

18/11/2015
Đưa bắp lai giống mới, chịu hạn vào sản xuất Đưa bắp lai giống mới, chịu hạn vào sản xuất

Giống bắp mới DK 6919 có đặc tính chịu hạn và chống chịu sâu bệnh tốt, có thể trồng ở mật độ dày từ 72.000 - 74.000 cây/ha. Đặc biệt, cây có thời gian sinh trưởng ngắn, rất thích hợp để thâm canh, tăng vụ, nhất là những vùng thường xuyên thiếu nước như Mỹ Thạnh.

18/11/2015
Xây dựng thương hiệu cho rau an toàn Láng Cát Xây dựng thương hiệu cho rau an toàn Láng Cát

20 - 25 tấn rau sạch được cung ứng cho thị trường mỗi ngày là kết quả sản xuất của 29 hộ thuộc Tổ sản xuất rau an toàn Láng Cát. Hiện nay, Tổ sản xuất rau an toàn Láng Cát đang triển khai nhiều biện pháp nhằm xây dựng thương hiệu cho mình.

18/11/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.