Mô Hình Nuôi Ốc Hương Thu Lãi Cao
Chỉ với diện tích 1 sào mặt nước, anh Lê Thanh Tịnh ở thôn Hoà Diêm, xã Cam Thịnh Đông, thị xã Cam Ranh đã đầu tư sản xuất mang lại thu nhập trên 230 triệu đồng/vụ. Cách làm của anh mới, dễ áp dụng và gần gũi với bà con ngư dân, đó là nuôi ốc hương thương phẩm trong ao đất.
Đặt chân đến vùng nuôi trồng thuỷ sản thôn Hoà Diêm vào buổi sáng, tôi được ông thôn trưởng thôn Hoà Diêm dẫn đến thăm mô hình nuôi ốc hương của hộ anh Tịnh, một gương sản xuất điển hình, có nhiều kinh nghiệm trong nghề nuôi ốc. Anh Tịnh năm nay chừng 35 tuổi, dáng người khoẻ mạnh, nhanh nhẹn. Tiếp chúng tôi khi đang chuẩn bị cho ốc ăn, anh cho biết: trước đây với diện tích 3 sào, anh thả nuôi tôm chân trắng nhưng hiệu quả đem lại thấp do thường xuyên xảy ra dịch bệnh. Đầu năm 2009, anh quyết định chuyển sang nuôi ốc hương. Nhờ tích cực học hỏi kinh nghiệm, tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật nên anh đã thu được lợi nhuận cao từ nghề nuôi ốc hương.
Anh dùng lưới chắn bao vây và thả nuôi ốc hương trong 1 sào mặt nước. Ở đáy ao anh rải một lớp cát dày 10cm để làm chỗ cư trú cho ốc. Theo anh Tịnh, để ốc hương tăng trưởng và phát triển tốt, không dịch bệnh bên cạnh nguồn con giống khoẻ mạnh, môi trường nuôi đảm bảo phù hợp với điều kiện sin thái của ốc cần có một quy trình sản xuất, chăm sóc nuôi dưỡng cẩn thận, hợp lý. Lượng thức ăn cho ốc hàng ngày phải được tính toán cụ thể, tránh thiếu thức ăn cho ốc hoặc dư thừa thức ăn nhiều làm ảnh hưởng môi trường sống của ốc mà lại tăng thêm chi phí thức ăn. Mỗi ngày cho ốc ăn 1 lần vào sáng sớm. Trước khi cho ốc ăn, cần dọn vệ sinh đáy ao, loại bỏ xác thức ăn thừa ra ngoài.
Vụ nuôi vừa rồi anh đầu tư thả nuôi 30 vạn ốc giống (mật độ thả nuôi 300 con/m2). Sau 3 tháng nuôi anh thu hoạch được 1.600 kg ốc thịt, cỡ thu hoạch 140 con/kg, sau khi trừ các khoản chi phí anh thu lợi nhuận 230 triệu đồng/sào/vụ nuôi. Hiện nay anh tiếp tục nuôi trên diện tích 2 sào, tốc độ phát triển của ốc tốt, kích cỡ đồng đều. Anh Lê Thanh Tịnh là một ngư dân được địa phương bình chọn ngư dân sản xuất giỏi trong 5 năm liền 2006 – 2010.
Ốc hương là một đối tượng có giá trị kinh tế cao. Hiện nay giá bán ốc hương trên thị trường vào khoảng 220.000đ/kg. Tuy nhiên, ốc hương vãn còn là một đối tượng nuôi tương đối mới mẻ tại địa phương, vì vậy để đối tượng này phát triển bền vững chúng ta cần nghiên cứu sâu hơn nữa về đặc điểm sống, sinh trưởng và các biện pháp phòng trừ dịch bệnh.
Có thể bạn quan tâm
Trước đây, việc chăn nuôi dê ở thôn Chiến Thắng, xã Hồ Thầu (Hoàng Su Phì, Hà Giang) mang tính tự phát, quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Để hỗ trợ nhau trong sản xuất, phát triển kinh tế, từ cuối năm 2012, 13 gia đình ở đây đã tập hợp thành “Nhóm cùng sở thích chăn nuôi dê” với mục đích thúc đẩy phát triển kinh tế gia đình, vươn lên XĐGN.
Gần đây, ở ĐBSCL xuất hiện khá nhiều mô hình trang trại nuôi heo, đem lại hiệu quả kinh tế cao, an toàn vệ sinh, lao động và bảo vệ môi trường. Mô hình nuôi heo nái của ông Phạm Văn Ân ở ấp Mỹ Phú, xã Thiện Mỹ, huyện Châu Thành, Sóc Trăng là một điển hình.
“Vẫn còn hiện tượng lạm dụng kháng sinh và chất cấm trong chăn nuôi”, là nhận định của ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN & PTNT) tại Hội nghị triển khai công tác quản lý lợn đực giống và kiểm tra thức ăn chăn nuôi do Bộ NN & PTNT tổ chức sáng 06/4 tại Hà Nội.
Ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, từ đầu năm đến nay, lực lượng thú y trong tỉnh Bình Định đã tiến hành tiêm phòng vắc-xin cúm gia cầm cho trên 2 triệu con gà, vịt, đạt 80,5% tổng đàn trong diện tiêm.
Năm 2015, các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi kém chất lượng sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định, thậm chí có thể bị đình chỉ sản xuất nếu phát hiện sử dụng chất cấm.