Kiểm Tra Nhanh EMS - Hy Vọng Mới Cho Người Nuôi Tôm Thái Lan
Nhóm các nhà khoa học Thái Lan đã tìm ra cách kiểm tra nhanh dấu hiệu của EMS (Hội chứng tôm chết sớm) trên tôm nuôi và hy vọng có thể giảm thiểu rủi ro cho người nuôi tôm nước này.
Nhà nghiên cứu Tim Fregel tại Trung tâm Quốc gia về Công nghệ Gen và Sinh học cho biết đây là tiến bộ đạt được nhờ hợp tác giữa các nhà nghiên cứu Thái Lan và Đài Loan.
Vi khuẩn gây bệnh Hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) sẽ được phát hiện nhờ giải mã DNA từ mẫu chất thải, thức ăn nuôi tôm và mô tôm.
Chuỗi DNA sẽ được đem so sánh để xác định có liên hệ với vi khuẩn AHPND hay không. Phương pháp xác định EMS hiện nay không chỉ mất thời gian mà quy trình thực hiện phức tạp. Đầu tiên là lấy vi khuẩn từ mẫu tôm bệnh, nuôi cấy và kiểm tra rồi cấy trở lại vào tôm khác rồi chờ một thời gian. Nếu tôm chết mới có thể xác định nguyên nhân do AHPND.
EMS lan rộng tại Thái Lan vào năm 2012 khiến sản lượng tôm nuôi của Thái Lan giảm gần 50% do tôm chết ngay từ giai đoạn đầu thả nuôi và người nuôi cắt giảm chi phí đầu tư để tránh thiệt hại nặng.
EMS xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc vào năm 2009 và ở Việt Nam năm 2010. Năm 2011 Malaysia xuất hiện EMS và lây sang Thái Lan vào năm 2012. Việc kiểm soát EMS bị hạn chế do chưa có các biện pháp phát hiện mầm bệnh từ sớm.
Phương pháp phát hiện này cho kết quả chính xác lên tới 99% và để đạt độ chính xác 100% cần thêm bước nghiên cứu nữa.
Có thể bạn quan tâm
Chiều 14.7, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Hội nghị trực tuyến về công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm (ATTP) nông lâm thủy sản. Đồng chí Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT chủ trì Hội nghị.
Chỉ trong vòng 1 tháng thực hiện kế hoạch của Phòng NN&PTNT huyện Bắc Quang, đến nay, tại vùng trọng điểm nông nghiệp của huyện gồm các xã Quang Minh, Hùng An, Bằng Hành, Liên Hiệp, Việt Vinh và Kim Ngọc đã hoàn thành chỉ tiêu gieo cấy vụ Mùa. Các xã còn lại đang tích cực hoàn thành kế hoạch được giao.
Mấy năm gần đây cây sắn phát triển mạnh, được trồng rộng rãi từ Bắc tới Nam với tổng diện tích lên tới 560.000ha. Được Bộ Công thương đưa vào danh mục 10 mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ đô la, sắn là mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu lớn thứ ba của nước ta sau gạo và cà phê.
Đến nay, nông dân trên địa bàn tỉnh đã xuống giống được gần 50.000ha lúa Thu đông. Một số nơi xuống giống sớm như huyện Châu Thành A, Phụng Hiệp, Vị Thủy… thì người dân đã bắt đầu thu hoạch khoảng 1.000ha, ước năng suất bình quân 4,7 tấn/ha.
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 89/2014/TT-BTC hướng dẫn hỗ trợ lãi suất vay vốn và cấp bù chênh lệch lãi suất do thực hiện chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp. Theo đó, một số khoản vay được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất trong 2 năm đầu.