Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khánh Hòa Thông Báo Lịch Thời Vụ Nuôi Tôm Năm 2014

Khánh Hòa Thông Báo Lịch Thời Vụ Nuôi Tôm Năm 2014
Ngày đăng: 23/01/2014

Căn cứ tình hình sản xuất, nuôi trồng thủy sản năm 2013 và kế hoạch năm 2014, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa đã hướng dẫn lịch thời vụ nuôi tôm nước lợ năm 2014 trên địa bàn tỉnh. Theo đó, đối với nuôi tôm sú chỉ nên nuôi 1 vụ trong năm, thời gian bắt đầu thả giống từ tháng 3 đến tháng 7. Đối với nuôi theo phương thức thâm canh, bán thâm canh, thời gian thả giống từ tháng 3-6, mật độ thả từ 20 - 25 con Post 15/m2.

Đối với nuôi tôm sú quảng canh cải tiến, ở các khu vực không nuôi bán thâm canh và thâm canh được nên nuôi kết hợp tôm sú với cua, hải sâm, hoặc cá rô phi, rong câu... Thời gian thả giống từ tháng 3-8, mật độ thả 5 - 10 con Post 15/m2, thả giống và thu hoạch theo phương thức đánh tỉa thả bù hoặc thu toàn bộ tùy thuộc vào từng mô hình thực hiện.

Đối với nuôi tôm chân trắng, nuôi 2 vụ trong năm: Vụ 1 bắt đầu thả giống từ cuối tháng 2; vụ 2 kết thúc trước tháng 10 dương lịch. Vụ 1 nên thả với mật độ từ 80 - 100 con P12 - 15/ m2; vụ 2 thả thưa hơn với mật độ từ 60 - 80 con P12 - 15/ m2.

Sở NN&PTNT tỉnh Khánh Hòa cũng khuyến cáo tôm giống trước khi thả nuôi cần kiểm tra, xét nghiệm các bệnh nguy hiêm trên tôm. Trước khi thả tôm 5-10 ngày các hộ nuôi tôm cần theo dõi diễn biến thời tiết và bản tin nông hộ cần biết cho NTTS của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (nhiệt độ, bão, áp thấp nhiệt đới, gió mùa Đông bắc,...) nếu thời tiêt không thuận lợi cho tôm nuôi thì nên tạm dừng thả giống hoặc lấy ý kiến tư vấn của cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản tại địa phương.

Trong quá trình nuôi không dùng các loại hóa chất và kháng sinh cấm sử dụng theo quy định hiện hành như: Thông tư số 15/2009/TT-BNN ngày 17/3/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn "về việc ban hành Danh mục thuốc, hóa chât, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng ” và các văn bản bổ sung, sửa đổi có liên quan.

Trong quá trình nuôi khi phát hiện tôm có dấu hiệu không bình thường, nghi ngờ nhiễm bệnh, hoặc có hiện tượng chết bất thường trong ao nuôi phải báo ngay cho các hộ xung quanh và cơ quan quản lý nuôi trông thủy sản gần nhất để được hướng dẫn và xử lý kịp thời, tránh hiện tượng lây lan bệnh trong vùng nuôi. Tuyệt đối không xả nước chưa qua xử lý hoặc tôm chết ra ngoài môi trường, chấp hành nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi.


Có thể bạn quan tâm

Quy Hoạch Vùng Nguyên Liệu Điều Ở Đồng Nai Quy Hoạch Vùng Nguyên Liệu Điều Ở Đồng Nai

Ngày 12-9, Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn Đồng Nai đã có buổi làm việc với Công ty Donafoods về quy hoạch vùng nguyên liệu điều đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Đồng Nai sẽ quy hoạch vùng nguyên liệu điều tại 9 xã của 3 huyện Xuân Lộc, Định Quán và Trảng Bom với diện tích khoảng 11 ngàn hécta.

16/09/2012
Trị Sâu Đục Cuống Nâng Cao Năng Suất, Chất Lượng Vải Thiều Trị Sâu Đục Cuống Nâng Cao Năng Suất, Chất Lượng Vải Thiều

Đối với người dân trồng vải vải thiều ở tỉnh Bắc Giang nói chung và huyện Lục Ngạn nói riêng, cùng với biện pháp sản xuất vải thiều sạch an -toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, thì trị sâu đục cuống quả vải được coi là một khâu quan trọng nhằm hạn chế quả vải thiều dụng, góp phần quan trọng nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm

27/05/2011
Một Số Lưu Ý Khi Nuôi Tôm Trong Mùa Nắng Một Số Lưu Ý Khi Nuôi Tôm Trong Mùa Nắng

Hằng năm vào mùa nắng, nước ở một số tuyến sông và trong vuông bị cạn kiệt, nhiệt độ nước, độ mặn, độ kiềm tăng cao, tảo phát triển nhiều… sẽ gây ra một số bất lợi đối với tôm nuôi, làm thiệt hại về kinh tế. Người nuôi cần lưu ý một số vấn đề sau

16/04/2011
Thừa Thiên - Huế: Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản Dựa Vào Cộng Đồng Thừa Thiên - Huế: Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản Dựa Vào Cộng Đồng

Mấy tháng qua, ngư dân các huyện ven đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (Thừa Thiên - Huế) luôn bội thu nguồn lợi từ thủy sản. Riêng ở xã Điền Hải (huyện Phong Điền), ngư dân liên tục thắng đậm cá dìa, đem về hàng trăm triệu đồng. Có được kết quả này là do địa phương đã triển khai tốt chính sách bảo vệ nguồn lợi thủy sản dựa vào cộng đồng.

14/12/2011
Đã Đến Lúc Nông Dân Phải “Tự Đứng Lên” Đã Đến Lúc Nông Dân Phải “Tự Đứng Lên”

Hiện nay, toàn tỉnh có trên 70% nông dân, chiếm tỷ lệ cao nhất so với các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội khác. Trước khi nghị quyết “tam nông” ra đời, việc đầu tư của Nhà nước cho phát triển nông nghiệp chưa có trọng tâm, trọng điểm, chưa đặt đầu tư cho nông nghiệp thành động lực để tái cơ cấu và xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn.

15/12/2011