Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô hình nuôi nhím cho hiệu quả kinh tế nông hộ

Mô hình nuôi nhím cho hiệu quả kinh tế nông hộ
Ngày đăng: 07/09/2015

Ông cho biết: “Đây là các loài động vật hoang dã và rất quý hiếm; chiếm ít diện tích chuồng nuôi, có thể tận dụng chuồng nuôi heo để nuôi. Thức ăn rất dễ tìm nên khâu chăm sóc và theo dõi cũng không khó, ít bị dịch bệnh, tỷ lệ hao hụt thấp; khi được chăm sóc tốt, cho ăn đầy đủ, vệ sinh chuồng sạch sẽ... nhím rất mau lớn và sinh sản nhiều”.

Đối với chuồng nuôi, ông thiết kế nền chuồng bằng xi măng từ nền chuồng heo cũ, xung quanh được xây tường cao 1,5 mét, trong chuồng được chia thành nhiều ô, mỗi ô chuồng nuôi có diện tích 1,5m2, độ cao 1m, vách ngăn các ô được làm bằng lưới sắt.

Nhím là loại ăn tạp nên không kén thức ăn, chủ yếu ăn rau, củ, quả và các sản phẩm nông nghiệp như: cám, gạo, bắp, khoai lang... Nhím con từ lúc sinh ra đến khi trưởng thành khoảng 10 tháng, trọng lượng đạt từ 8 - 10kg. Bình quân mỗi tháng nhím tăng trọng khoảng 1kg. Sau thời gian mang thai 3 tháng nhím sinh sản, mỗi năm nhím sinh sản 2 lần.

Nhím con từ lúc sinh ra đến khi biết ăn và bán được cho người nuôi phải từ 2 đến 3 tháng, khi đó nhím có trọng lượng từ 3 đến 4kg.

Theo kinh nghiệm ông chia sẻ: Nuôi nhím rất rảnh thời gian, mỗi ngày chỉ rửa chuồng 1 lần và cho nhím ăn 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều, thức ăn đơn giản, dễ kiếm, có thể tận dụng được phụ phẩm nông nghiệp. Chuồng trại dễ làm, không tốn nhiều chi phí. Nhím ít khi mắc bệnh, lâu lâu bị tiêu chảy nhưng sẽ tự khỏi sau 1 - 2 ngày.

Ðồng thời, người nuôi nên rải vôi bột để tiêu độc, sát trùng chuồng nuôi nửa tháng một lần. Nhím rất sợ nước nên khi rửa chuồng không để ướt nhím. Chuồng nuôi nhím phải thiết kế nửa sáng, nửa tối. Trong chuồng nuôi phải có cục đá để nhím mài răng.

Hiện nay sau hơn một năm nuôi, đàn nhím gia đình ông đã tăng lên 40 con, mỗi con có trọng lượng từ 10 đến 15kg, hiện nay mỗi tháng bình quân gia đình ông xuất bán được trên 100kg nhím thương phẩm, với giá từ 500.000 đồng đến 600.000 đồng/kg và con giống có giá 15 triệu đồng/cặp, trọng lượng 3 kg/con.

Có thể nói mô hình chăn nuôi nhím của hộ ông Giãng Văn Nhãn đã tạo được hiệu quả rất đáng khích lệ, mở ra triển vọng về một mô hình chăn nuôi mới đem lại lợi nhuận cao ở địa phương. Từ mô hình chăn nuôi của gia đình ông là tiền đề cho các gia đình trong và ngoài xã học tập, phát huy tinh thần lao động, sáng tạo, góp phần xóa đói giảm nghèo và mở ra hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của địa phương…


Có thể bạn quan tâm

Đưa vào vận hành 05 máy phun thuốc bảo vệ thực vật công suất lớn Đưa vào vận hành 05 máy phun thuốc bảo vệ thực vật công suất lớn

Nhằm thực hiện cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, giúp nông dân giảm chi phí sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao, huyện Trà Cú (Trà Vinh) vừa đầu tư 05 máy phun thuốc bảo vệ thực vật có công suất lớn cho 05 hộ dân ở các xã Tân Sơn, Tập Sơn, Phước Hưng và Long Hiệp.

16/09/2015
TPP và sức ép với hộ chăn nuôi nhỏ TPP và sức ép với hộ chăn nuôi nhỏ

Với trên 10 triệu hộ chăn nuôi nhỏ, việc đảm bảo lợi ích cho người nông dân trước sức ép cạnh tranh khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do, nhất là Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang trở thành bài toán nan giải.

16/09/2015
Nghề nuôi nhím người dân không còn mặn mà Nghề nuôi nhím người dân không còn mặn mà

Khoảng những năm 2009 - 2011, phong trào nuôi nhím trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) phát triển rầm rộ

16/09/2015
Trở thành tỷ phú nhờ áp dụng công nghệ trong nuôi lợn Trở thành tỷ phú nhờ áp dụng công nghệ trong nuôi lợn

Nhờ áp dụng công nghệ trong chăn nuôi lợn, ông Trịnh Duy Tân, ở xã Kim Mỹ, huyện Kim Sơn, Ninh Bình đã trở thành tỷ phú.

16/09/2015
Anh Nguyễn Quốc Kiệt với mô hình chăn nuôi gà theo chuỗi giá trị Anh Nguyễn Quốc Kiệt với mô hình chăn nuôi gà theo chuỗi giá trị

Với ý tưởng sáng tạo mang lại hiệu quả thiết thực về kinh tế, xã hội, mô hình “Chăn nuôi gà an toàn theo chuỗi giá trị” của tác giả Nguyễn Quốc Kiệt, Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) Chăn nuôi và Thủy sản Gò Công

16/09/2015