Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giải pháp tăng trưởng kinh tế để xây dựng huyện Thanh Sơn phát triển năng động, bền vững

Giải pháp tăng trưởng kinh tế để xây dựng huyện Thanh Sơn phát triển năng động, bền vững
Ngày đăng: 23/06/2015

Trong nhiệm kỳ đã duy trì tốt tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, các nguồn lực xã hội được phát huy, góp phần phát triển toàn diện kinh tế của huyện. Tuy nhiên, do điểm xuất phát nền kinh tế của huyện còn thấp, cơ sở hạ tầng còn thiếu và chưa đồng bộ nên việc thu hút nhà đầu tư còn hạn chế. Vì vậy, để xây dựng huyện phát triển một cách năng động, bền vững, Thanh Sơn tập trung nguồn lực thực hiện tốt hai khâu đột phá: Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản gắn với đầu tư phát triển vùng sản xuất nguyên liệu và đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng.

Để cụ thể hóa các nhiệm vụ, huyện tiến hành rà soát, xây dựng kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016 – 2020 sát với tình hình thực tế của địa phương; huy động các nguồn vốn đầu tư ngân sách cấp trên, đẩy mạnh quy hoạch, triển khai đấu giá quyền sử dụng đất để đầu tư xây dựng thị trấn Thanh Sơn theo quy hoạch và đầu tư một số công trình trọng điểm; đồng thời chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các chương trình dự án, tích cực vận động nhân dân hiến đất giải phóng mặt bằng.

Lồng ghép các nguồn vốn đầu tư từ các chương trình nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, chương trình 135 và các nguồn vốn xã hội hóa để đầu tư, cải tạo, nâng cấp hệ thống các công trình thủy lợi, đường giao thông nông thôn, kiên cố hóa trường, lớp học, trạm y tế; cải tạo, nâng cấp các thiết chế văn hóa, hệ thống các công trình nước sạch, đầu tư các công trình thu gom, xử lý rác thải ở nông thôn; phấn đấu đến năm 2020 có 70% đường giao thông nông thôn, 50% hồ, đập, kênh mương được cứng hóa, 100% phòng học được kiên cố hóa theo hướng chuẩn quốc gia; phấn đấu đến năm 2020 các xã đạt và cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới. Đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn vốn để đầu tư, nâng cấp các di tích lịch sử, thiết chế văn hóa tâm linh, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân.

Bên cạnh đó, huyện tập trung đẩy mạnh phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, ưu tiên nguồn nhân lực phát triển kinh tế đồi rừng để tạo vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Tiếp tục chỉ đạo rà soát, điều chỉnh và triển khai thực hiện có hiệu quả các đề án phát triển sản xuất lương thực, chăn nuôi trâu, bò chất lượng cao và phát triển kinh tế đồi rừng, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị và hiệu quả sản xuất.

Duy trì ổn định tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm 14.000ha (trong đó diện tích lúa, ngô 9.000ha); tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 47.000 tấn trở lên, đảm bảo an toàn lương thực trên địa bàn. Điều chỉnh chuyển một số diện tích trồng lúa và hoa màu không chủ động nguồn nước sang trồng cỏ phục vụ phát triển chăn nuôi.

Tiến hành rà soát, bố trí trồng lại diện tích chè cằn xấu, giống cũ bằng các giống chè mới có năng suất chất lượng tốt, chú trọng mở rộng diện tích chè chất lượng cao phục vụ chế biến chè xanh, phấn đấu đến năm 2020 năng suất bình quân trên diện tích cho sản phẩm đạt 13,5 tấn/ha, sản lượng chè búp tươi đạt 28 ngàn tấn trở lên. Tiếp tục mở rộng diện tích cây sơn lên 1.000ha, triển khai trồng khoảng 300ha cây ăn quả có múi, đặc biệt là cây bưởi Diễn. Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ rừng, nâng cao năng suất rừng trồng.

Huyện tập trung chỉ đạo, ưu tiên lồng ghép các nguồn lực đầu tư đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới. Phấn đấu mỗi năm mỗi xã tăng từ 1 tiêu chí trở lên, đến năm 2020 có 3 xã (Lương Nha, Địch Quả, Cự Thắng) đạt chuẩn nông thôn mới; 3 xã (Sơn Hùng, Thạch Khoán, Giáp Lai) cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới, không còn xã đạt dưới 10 tiêu chí.

Song hành cùng các biện pháp trên, huyện tăng quy mô, giá trị và tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng trong cơ cấu kinh tế, tạo bước đột phá trong phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản. Trong đó, khuyến khích các cơ sở chế biến chè hiện có trên địa bàn đẩy mạnh đầu tư, nâng cấp dây chuyền công nghệ để nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm và xây dựng thương hiệu, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các cơ sở chế biến gỗ phát triển và mở rộng quy mô sản xuất. Tiếp tục củng cố và nâng cao năng lực, hiệu quả sản xuất của các HTX, làng nghề truyền thống, duy trì phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản phi kim loại phục vụ nhu cầu tiêu thụ trên địa bàn và xuất khẩu.

Đẩy mạnh phát triển dịch vụ - thương mại, phát triển các loại hình dịch vụ, du lịch gắn với các lễ hội truyền thống, các di tích lịch sử văn hóa và nét đặc trưng, đa dạng hóa của các dân tộc trên địa bàn.

Ngoài ra, Thanh Sơn tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính, tín dụng, ngân hàng theo hướng đổi mới hoạt động tài chính, tín dụng; đảm bảo các cân đối lớn về thu chi ngân sách; phấn đấu tăng thu ngân sách hàng năm từ 12% trở lên, tăng nguồn vốn hàng năm từ 20% trở lên, đảm bảo nhu cầu vay của các thành phần kinh tế.

Một trong những yếu tố quan trọng góp phần để Thanh Sơn phát triển là tiếp tục củng cố quan hệ sản xuất, tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển. Đẩy mạnh phát triển kinh tế hợp tác, củng cố HTX yếu kém, thúc đẩy phát triển nhanh kinh tế hộ, kinh tế trang trại, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Thực hiện tốt cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp ngoài Nhà nước, các doanh nhân đầu tư sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện; đi đôi với nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học công nghệ, tăng cường quản lý tài nguyên, môi trường, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp…

Tổng hòa thực hiện những biện pháp trên sẽ góp phần tạo động lực mới, đưa Thanh Sơn phát triển đi lên một cách năng động và bền vững, hòa nhịp vào bước phát triển chung của các địa phương trên quê hương Đất Tổ.


Có thể bạn quan tâm

Triển Khai Nghị Định 67 Về Phát Triển Thủy Sản Triển Khai Nghị Định 67 Về Phát Triển Thủy Sản

Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản là chính sách có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của ngành thủy sản, đặc biệt là với nghề đánh bắt thủy sản xa bờ, sẽ có hiệu lực vào ngày 25/8 tới.

22/08/2014
Từ 25-8, Ngân Hàng Được Cấp Bù Lãi Suất Cho Vay Phát Triển Thủy Sản Từ 25-8, Ngân Hàng Được Cấp Bù Lãi Suất Cho Vay Phát Triển Thủy Sản

Ngày 22-8, Bộ Tài chính cho biết, Thứ trưởng Trần Xuân Hà vừa ký ban hành Thông tư số 114/2014/TT-BTC hướng dẫn cấp bù lãi suất do thực hiện chính sách tín dụng theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 7-7-2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản.

22/08/2014
Na Lạng Sơn Vào Vụ Na Lạng Sơn Vào Vụ

Năm nay là năm thứ 3 na ở đây được mùa, được giá. Diện tích na ở hai huyện Chi Lăng và Hữu Lũng có khoảng 1.300ha, sản lượng trung bình đạt trên 6.000 tấn/năm. Đây là vùng na lớn nhất các tỉnh phía Bắc.

22/08/2014
Mô Hình Nuôi Lươn Sạch Không Cần Bùn Mô Hình Nuôi Lươn Sạch Không Cần Bùn

Với 2 hồ nuôi được xây dựng có kích thước 5 x 4 x 0,8 m/hồ, ban đầu thả 300 kg lươn, tương đương với 6.000 con giống. Sau 5 tháng thả nuôi, thu hoạch được 1,4 tấn, bán với giá 135 ngàn đồng/kg, sau khi trừ tất cả chi phí lãi gần 60 triệu đồng.

23/08/2014
Nuôi Bò Vỗ Béo Và Bán Bò Thịt Nuôi Bò Vỗ Béo Và Bán Bò Thịt

Xã An Nông (Tịnh Biên - An Giang) chuyển đổi phương pháp nuôi bò, thay vì làm theo cách tập quán, nhiều nông dân mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật để nuôi vỗ béo và bán bò thịt. Mô hình mang lại hiệu quả nhiều mặt, giảm chi phí, công sức lao động và đảm bảo môi trường chăn thả, vừa cho lợi nhuận kinh tế cao.

23/08/2014