Mô hình nuôi nhím cho hiệu quả kinh tế nông hộ

Ông cho biết: “Đây là các loài động vật hoang dã và rất quý hiếm; chiếm ít diện tích chuồng nuôi, có thể tận dụng chuồng nuôi heo để nuôi. Thức ăn rất dễ tìm nên khâu chăm sóc và theo dõi cũng không khó, ít bị dịch bệnh, tỷ lệ hao hụt thấp; khi được chăm sóc tốt, cho ăn đầy đủ, vệ sinh chuồng sạch sẽ... nhím rất mau lớn và sinh sản nhiều”.
Đối với chuồng nuôi, ông thiết kế nền chuồng bằng xi măng từ nền chuồng heo cũ, xung quanh được xây tường cao 1,5 mét, trong chuồng được chia thành nhiều ô, mỗi ô chuồng nuôi có diện tích 1,5m2, độ cao 1m, vách ngăn các ô được làm bằng lưới sắt.
Nhím là loại ăn tạp nên không kén thức ăn, chủ yếu ăn rau, củ, quả và các sản phẩm nông nghiệp như: cám, gạo, bắp, khoai lang... Nhím con từ lúc sinh ra đến khi trưởng thành khoảng 10 tháng, trọng lượng đạt từ 8 - 10kg. Bình quân mỗi tháng nhím tăng trọng khoảng 1kg. Sau thời gian mang thai 3 tháng nhím sinh sản, mỗi năm nhím sinh sản 2 lần.
Nhím con từ lúc sinh ra đến khi biết ăn và bán được cho người nuôi phải từ 2 đến 3 tháng, khi đó nhím có trọng lượng từ 3 đến 4kg.
Theo kinh nghiệm ông chia sẻ: Nuôi nhím rất rảnh thời gian, mỗi ngày chỉ rửa chuồng 1 lần và cho nhím ăn 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều, thức ăn đơn giản, dễ kiếm, có thể tận dụng được phụ phẩm nông nghiệp. Chuồng trại dễ làm, không tốn nhiều chi phí. Nhím ít khi mắc bệnh, lâu lâu bị tiêu chảy nhưng sẽ tự khỏi sau 1 - 2 ngày.
Ðồng thời, người nuôi nên rải vôi bột để tiêu độc, sát trùng chuồng nuôi nửa tháng một lần. Nhím rất sợ nước nên khi rửa chuồng không để ướt nhím. Chuồng nuôi nhím phải thiết kế nửa sáng, nửa tối. Trong chuồng nuôi phải có cục đá để nhím mài răng.
Hiện nay sau hơn một năm nuôi, đàn nhím gia đình ông đã tăng lên 40 con, mỗi con có trọng lượng từ 10 đến 15kg, hiện nay mỗi tháng bình quân gia đình ông xuất bán được trên 100kg nhím thương phẩm, với giá từ 500.000 đồng đến 600.000 đồng/kg và con giống có giá 15 triệu đồng/cặp, trọng lượng 3 kg/con.
Có thể nói mô hình chăn nuôi nhím của hộ ông Giãng Văn Nhãn đã tạo được hiệu quả rất đáng khích lệ, mở ra triển vọng về một mô hình chăn nuôi mới đem lại lợi nhuận cao ở địa phương. Từ mô hình chăn nuôi của gia đình ông là tiền đề cho các gia đình trong và ngoài xã học tập, phát huy tinh thần lao động, sáng tạo, góp phần xóa đói giảm nghèo và mở ra hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của địa phương…
Related news

Hiện giá hành tím được bán từ 30.000-35.000 đồng/kg, cao hơn ngày thường nhiều lần. Cũng theo bà Quýt, mặc dù tết này nông dân trồng hành bị mất mùa nhưng đa số đều đã được hướng dẫn trồng lại mới kịp thời. “Hành mới trồng phát triển rất tốt, dịp sau tết người dân thu hoạch sẽ có lời” - bà Quýt nói.

Bộ NN-PTNT giao Cục Trồng trọt căn cứ vào yêu cầu về chủng loại hạt giống lúa, ngô để chuyển cho các đơn vị dự trữ xuất, cấp cho các tỉnh bao gồm: tỉnh Lạng Sơn (200 tấn hạt giống lúa và 100 tấn hạt giống ngô); Quảng Trị (100 tấn hạt giống lúa và 70 tấn hạt giống ngô); Phú Yên (600 tấn hạt giống lúa và 55 tấn hạt giống ngô); Khánh Hòa (300 tấn hạt giống lúa và 12 tấn hạt giống ngô); Ninh Thuận (200 tấn hạt giống lúa và 30 tấn hạt giống ngô).

Trong đó, đối với cá tra, diện tích nuôi của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tháng này đạt 2.100ha, tăng 0,8% và sản lượng ước đạt 24.000 tấn, tăng 10,5% so với cùng kỳ. Một số tỉnh có diện tích và sản lượng cá tra tăng cao như: Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, trong đó, Bến Tre đạt sản lượng lớn nhất vùng, tăng 15% so với cùng kỳ.

Tại những vùng trồng hoa, trái cây phục vụ Tết đã sôi động bởi thương lái đến khảo giá và thu mua gom hàng để chuẩn bị đem đi tiêu thụ. Nhìn chung, sản lượng hoa, trái cây Tết trên địa bàn tỉnh giảm hơn so với mọi năm, nhưng lượng hàng hóa từ các nơi khác đổ về khá dồi dào.

Theo ông Hà Văn Nghĩa, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, Phó Ban chỉ đạo thực hiện xây dựng NTM tỉnh: Việc hỗ trợ sản xuất giúp nâng cao thu nhập cho người dân luôn được các địa phương quan tâm, triển khai thường xuyên. Hàng năm, các huyện và TP. Bà Rịa đều xây dựng kế hoạch triển khai các mô hình, dự án phát triển nông nghiệp.