Mô Hình Nuôi Ngựa Sinh Sản Ở Bằng Phúc

Dựa vào điều kiện tự nhiên của địa phương, anh Lèng Văn Lực ở thôn Nà Pài, xã Bằng Phúc (Chợ Đồn, Bắc Kạn) đã mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi ngựa sinh sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Với nghề nuôi ngựa truyền thống của gia đình, anh Lực dành thêm 4 năm theo học nghề chăn nuôi thú y. Sau khi tham khảo thị trường, năm 2012 anh Lực đã vay vốn để cải tạo, mở rộng chuồng trại, mua 7 con ngựa cái về nuôi. Một năm sau, đàn ngựa cái bắt đầu sinh sản. Trung bình ngựa cái sau 11 tháng sẽ đẻ con, ngựa con nuôi trong vòng 1 năm rưỡi là có thể bán.
Hiện nay đàn ngựa của anh Lực có 14 con (lúc cao điểm có 19 con), trong đó 3 mẹ chuẩn bị đẻ và 3 con ngựa hơn 1 tuổi chuẩn bị xuất bán. Sau hơn 2 năm gây dựng mô hình, anh đã bán ra thị trường 4 con ngựa, thu về khoảng 60 triệu đồng.
Bằng kinh nghiệm của mình, anh Lực chia sẻ: Chăn nuôi ngựa không quá khó, ngựa cũng ít xảy ra dịch bệnh, chi phí nguồn thức ăn ít, chủ yếu là chăn thả tự nhiên. Thời tiết ở Bằng Phúc thường mưa và lạnh hơn so với các nơi khác nên ngựa con sinh trưởng, phát triển chậm hơn, người nuôi cần chú ý phòng bệnh ký sinh trùng đường máu cho đàn ngựa.
Vào mùa lạnh, cỏ mọc ít nên anh Lực bổ sung thêm tinh bột từ ngô, trồng thêm cỏ voi để chủ động nguồn thức ăn. Ngựa là con vật nuôi thuần, không phá hoại hoa màu, do vậy các khu vực đã trồng chè của địa phương đều có thể chăn nuôi ngựa. Đây là một điều kiện thuận lợi lớn để người dân có thể phát triển đàn ngựa.
Vật nuôi này có giá trị kinh tế cao, đồng thời có thể giúp ích rất nhiều cho việc chuyên chở, thồ các loại nông sản, củi, gỗ… Trong thời gian tới, anh Lực cho biết sẽ tiếp tục nhân đàn, đặc biệt là nhân nuôi giống ngựa bạch. Đây cũng sẽ là một hướng đi giúp gia đình anh có thêm thu nhập.
Hiện nay, tổng đàn ngựa của xã Bằng phúc có 170 con. Thấy hiệu quả từ mô hình nuôi ngựa sinh sản của anh Lèng Văn Lực, nhiều hộ dân trên địa bàn xã đã bắt đầu tham gia nuôi ngựa cái sinh sản. Đã có 6 hộ nuôi ngựa với quy mô 5 con trở lên. Những tín hiệu này đang mở ra cho địa phương một hướng đi triển vọng, giúp người dân phát triển kinh tế hiệu quả, xóa đói giảm nghèo bền vững.
Related news

Ngoài lợi thế so sánh về cây chè và cây cà phê, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng còn có thêm một lợi thế so sánh nữa là cây bơ ăn trái. Đến lúc này, nói đến cây bơ, thì hầu như nông dân nào ở Bảo Lâm cũng đã nghĩ đến.

Ở thủ phủ thanh long Bình Thuận, hệ thống lưới điện đóng vai trò rất quan trọng.

Huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) vừa chuyển giao giống chuối mốc cấy mô cho các hộ dân trồng thí điểm nhằm hướng đến thay đổi giống chuối mốc thoái hóa, năng suất thấp.

Thành công của mô hình đầu tiên phủ bạt cho sầu riêng ở Lâm Đồng của gia đình ông Lê Văn Hải ở xã Đạ Ploa, huyện Đạ Huoai đã mở ra triển vọng có thể khiến sầu riêng cho thu hoạch trái vụ là một cách làm hay, đáng học hỏi.

Khi mới nghe câu chuyện về ông Võ Văn Sơn, thôn Sơn Hải, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) thu 30 tỷ đồng mỗi năm, tôi cứ ngỡ chắc đấy là tổng thu, còn lãi có khi một vài tỷ, thậm chí mấy trăm triệu đồng là cùng.