Mô Hình Nuôi Hươu Sao Mới Ở Quảng Ngãi
Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây năm 2004, đáng ra anh phải chọn một công việc phù hợp trên con đường tiến thân. Nhưng với Lã Hữu Thương ở xóm Nam Hòa, xã Xuất Hóa, Lạc Sơn (Hòa Bình) lại chọn con đường về quê lập nghiệp xây dựng trang trại lợn rừng.
Theo chân Trạm trưởng Trạm Thú y huyện Lạc Sơn - Bùi Văn Diển, chúng tôi đến thăm trang trại nuôi lợn rừng của anh Lã Hữu Thương, cách trung tâm huyện chừng khoảng 2 cây số. Vừa dựng xe ở cổng, một người đàn ông với dáng người cao gầy, nước da ngăm đen hồ hởi ra đón khách, qua lời giới thiệu của ông Diển, chúng tôi biết đó là anh Lã Hữu Thương người trực tiếp quản lý trang trại.
Dẫn chúng tôi tham quan trang trại rộng gần 4000 m2, anh tâm sự: “Trước kia vùng đất này còn khá hoang sơ, cỏ mọc um tùm, dân cư thưa thớt, đường đi lối lại cũng chưa có, nhưng được cái địa hình nơi đây khá thuận lợi xây dựng một khu chăn nuôi. Nung nấu ý tưởng ngay từ khi ra trường và với sự quyết tâm tạo lập riêng cho mình một hướng đi mới để phát triển kinh tế. Nghĩ là làm anh đã làm đơn vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam để đầu tư. Anh đã xây dựng tường bao, chia ô làm chuồng nuôi lợn rừng. Được sự giúp đỡ, ủng hộ của người thân, anh em bạn bè làm cho anh càng vững tin thực hiện ước mơ của mình”.
Trước khi đầu tư nuôi lợn rừng, anh đã nghiên cứu tìm tòi và học học ở rất nhiều nơi từ Bắc vào Nam. Anh Thương đặt chân đến những trang trại chăn nuôi lợn rừng có tiếng như ở Văn Chấn (Yên Bái) điển hình như trang trại của cô Từ Thị Bình - tại đây anh đã học hỏi được rất nhiều kiến thức từ cách chọn giống đến cách chăm sóc... Không dừng lại anh còn lặn lội đến Nha Trang (Khánh Hòa), Củ Chi (Tp. Hồ Chí Minh) để học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi từ những hộ chăn nuôi đi trước. Để rồi đến năm 2008 anh thành lập lên trang trại lợn rừng với cái tên rất ấn tượng “Thạch gia trang”.
Với phương châm “lấy ngắn nuôi dài” anh bắt đầu khởi nghiệp bằng 1 đôi nhím và 3 đôi lợn rừng mua từ trại giống của Trung tâm Nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì. Vừa nuôi vừa rút kinh nghiệm qua một thời gian nuôi từ 3 đôi lợn rừng đến nay trang trại của anh lên đến 150 con trong đó có 32 lợn nái và 2 con đực giống. Tuy mới bước vào tuổi 32 nhưng anh đã trực tiếp cai quản trang trại cơ ngơi tiền tỷ. Quen chăn nuôi lại còn có kinh nghiệm học chuyên ngành Thú y ra, nên mọi việc đều rất thuận lợi với anh.
Theo anh nuôi lợn rừng không khó có khi còn dễ hơn lợn nhà vì lợn rừng là loài sống hoang dã bản tính ăn tạp nên chúng không “kén” một thứ gì. Chi phí chăn nuôi thấp trong khi giá thành lại cao hơn nhiều lần nuôi lợn nhà. Đặc biệt, lợn rừng có sức đề kháng cao, ít xảy ra dịch bệnh. Sản phẩm thịt lợn rừng thơm ngon, thịt gần như không có mỡ, da dầy và giòn rất hấp dẫn với khách hàng được thị trường ưa chuộng. Từ lợn rừng giống đến lợn thịt đều được xuất đi các tỉnh thành khác như Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình…
Qua thực tế chăn nuôi, anh Thương còn cho biết mỗi ngày một con lợn rừng trưởng thành ăn hết lượng thức ăn khoảng 25.000 đồng, nếu chịu khó trồng cỏ, sắn cho chúng ăn thì lượng tiền bỏ ra mua thức ăn cho lợn mỗi ngày còn ít hơn. Chỉ sau 4 tháng nuôi, mỗi con lợn sẽ đạt trọng lượng từ 15 - 20 kg và có thể xuất bán. Gía trị thương phẩm của lợn hiện nay trên thị trường có giá từ 180.000 - 200.000 đồng/kg; giá lợn giống là 300.000 đồng/kg. Mỗi năm, một con lợn rừng đẻ 2 lứa, mỗi lứa từ 5 - 8 con lợn con.
Hiện nay trang trại lợn rừng của gia đình anh mỗi năm cho thu nhập từ 300 - 400 triệu đồng. Gỉải quyết việc làm thường xuyên cho 2 lao động với mức lương từ 2.500.000 - 3.000.000 đồng/tháng và một số lao động theo thời vụ khác. Cuối năm nay anh tiếp tục mở rộng thêm một khu chăn nuôi lợn nái siêu nạc với số lượng khoảng 200 con. Không chỉ nuôi lợn rừng anh Lã Hữu Thương còn chăn nuôi thêm gà và nhím để tăng thu nhập kinh tế cho gia đình.Nuôi hươu sao lấy nhung, là mô hình khá mới lạ ở Quảng Ngãi và cũng chỉ mới phát triển ở một số tỉnh trong cả nước. Tuy nhiên, sau hai năm triển khai nuôi thí điểm tại Quảng Ngãi, mô hình đã tương đối thành công, mở ra hướng phát triển vật nuôi cao cấp mang lại kinh tế cao cho người dân.
Hiện nay, tại Quảng Ngãi, mô hình nuôi hươu sao được triển khai tại 3 hộ gia đình, một ở huyện Nghĩa Hành và hai hộ ở huyện Ba Tơ. Sau gần 3 năm triển khai, mô hình đã bắt đầu mang lại hiệu quả.
Chúng tôi tìm đến mô hình nuôi hươu sao của chị Đặng Thị Hường ở xã Ba Cung, huyện Ba Tơ. Ấn tượng đầu tiên đối với mọi người là hình ảnh những chú hươu đang đi dạo trông rất đẹp trong khoảnh vườn rộng khoảng 100 m2 được rào chắn lưới B40.
Khi thấy người lạ, những chú hươu vươn cổ ngơ ngác nhìn với vẻ sợ sệt. Thế nhưng khi chủ của chúng cầm những quả chuối trên tay, gọi chúng với bằng những cái tên dễ thương như Lộc, Phát thì chúng mừng và ngoan ngoãn lại gần chủ để thưởng thức những quả chuối mà chủ ban cho.
Chị Đặng Thị Hường, chủ nhân của những chú hươu trên cho biết: Do nuôi chúng từ nhỏ đến giờ nên nó quen chủ. “Mỗi lần thấy chủ là những chú hươu rất mừng, vì được cho ăn. Thấy thương và gần gũi lắm” - Chị Hường nói.
Cũng theo chị Hường, năm 2009 Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh đã triển khai cho gia đình chị mô hình nuôi hươu sao lấy nhung. Mừng vì được hỗ trợ giống, thế nhưng lại lo vì từ trước giờ chỉ thấy hươu trên trên tivi thôi chứ làm gì có ở ngoài, mà lần này lại trực tiếp nuôi chúng nữa.
Lo thì lo, nhưng chị vẫn quyết tâm nhận hươu và nuôi. Sau đó, chị đã đầu tư làm chuồng, rồi mua lưới B40 về rào xung quanh, tạo một cái sân đủ rộng để hươu đi dạo. Nhìn những chú hươu vài tháng tuổi dễ thương mà chị cảm thấy hạnh phúc. Chị quyết định dành nhiều thời gian chăm sóc chúng thật tốt. Ngoài hướng dẫn của Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư, chị tìm đọc thêm sách vở về cách nuôi hươu sao, cũng như sở thích thức ăn của chúng…
Theo chị Hường thì, hươu sao là động vật nhai lại sử dụng thức ăn chủ yếu là lá cây, thân của nhiều loại thực vật bản địa, các giống cỏ trồng và phụ phế phẩm nông nghiệp, vì thế chi phí cho thức ăn thấp. đặc biệt là chúng rất thích ăn chuối. Hươu sao là động vật còn nhiều bản năng hoang dã nên sức đề kháng cao, ít dịch bệnh...
Thời gian đầu nuôi, hươu sao phát triển rất tốt, chị vui mừng vì chưa đầy 2 năm, đã có 2 con hươu cái mang bầu. Nhưng rồi do không có kinh nghiệm trong việc chăm sóc và đỡ đẻ cho hươu nên cả 2 con hươu đã bị chết do không đẻ được. Sau sự cố trên, chị được hướng dẫn của Trung tâm khuyến nông trong việc chăm sóc cũng như đỡ đẻ cho hươu, nhờ vậy, lứa hươu sau này đã thành công.
“Hôm 2 con hươu bị chết, chị đã khóc mấy ngày liền. Mình nuôi từ nhỏ đến lớn nên thấy thương lắm. Giờ thì mình đã có kinh nghiệm trong việc nuôi hươu và đỡ đẻ cho hươu rồi” - Chị Hường chia sẻ.
Ngoài hươu được nuôi để nhân giống, trong hơn 2 năm qua, 2 con hươu đực đã bắt đầu cho nhung. Chị cho biết, trung bình một con hươu đực cho nhung một năm hai lần. Với giá bán hơn 20 triệu đồng/kg nhung như hiện nay, nếu nuôi tốt, trung bình một con hươu một năm sẽ cho 1 kg nhung.
Hươu sao là loài có giá trị kinh tế cao, là nguồn dược liệu quý không những đối với nền y học cổ truyền phương Đông mà còn giữ vai trò quan trọng trong Tây y. Trong những năm gần đây, nhiều nhà dược học đã đề cao vai trò của các loại thuốc bào chế từ các sản phẩm của hươu sao. Từ 28 bộ phận như nhung, răng, móng, máu, da, lông... không chỉ được chế biến làm dược liệu phục vụ chăm sóc sức khỏe, mà thịt hươu sao còn là nguồn thức ăn bổ dưỡng cho con người.
Có thể nói, nuôi hươu sao là mô hình tuy còn khá mới ở Quảng Ngãi, song với những thành công bước đầu thì đây là mô hình có nhiều triển vọng nhân rộng ở Quảng Ngãi. Qua đó, giúp người nông dân phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu.
Nuôi hươu sao là một trong những nội dung của đề tài: “Du nhập và nuôi thử nghiệm một số giống vật nuôi mới (hươu sao, gà sao)” đã được Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi thống nhất và đề nghị UBND tỉnh cho thực hiện trong 3 năm. Với mục tiêu theo dõi khả năng thích nghi, sức sản xuất và hiệu quả kinh tế của các con vật; tạo ra mô hình chăn nuôi mới để nông dân tiếp cận, học tập và xây dựng quy trình chăn nuôi phù hợp tại Quảng Ngãi.
Có thể bạn quan tâm
Với mục tiêu thúc đẩy ngành thủy sản phát triển, nhân rộng giống cá đặc sản trên địa bàn, gần đây tỉnh ta đã đầu tư nhiều chương trình dự án nuôi trồng thủy sản, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người nông dân..
Có những lúc tưởng chừng đang đi bên bờ vực thẳm, vậy mà cựu chiến binh Nguyễn Trung Thành đã vượt qua. Giờ đây anh là ông chủ của một trang trại rộng gần 6 mẫu với thu nhập gần 500 triệu đồng/năm.
Vụ mùa năm nay, huyện Sơn Dương gieo cấy hơn 6.200 ha lúa. Ngay từ đầu vụ huyện đã tập trung chỉ đạo các địa phương chủ động thực hiện làm đất đảm bảo nước tưới tiêu, cung ứng giống... đến nay hầu hết diện tích gieo cấy đang hồi xanh đẻ nhánh, phát triển tốt..
Rời làng nuôi tôm hùm Xuân Tự 1, 2, xã Vạn Hưng (Vạn Ninh, Khánh Hoà), tôi tìm đến phường Ninh Hà, thị xã Ninh Hoà, Khánh Hoà, vùng nuôi tôm thẻ chân trắng. Tại đây, rất dễ bắt gặp những giọt nước mắt người nuôi tôm.
Trồng dâu, nuôi tằm lâu nay vốn là nghề quen tay đối với nhiều nông dân ở Nghĩa Hành. Thế nhưng những năm gần đây, thay vì nuôi tằm kén như truyền thống, nhiều hộ đã chuyển sang nuôi tằm vôi – một hướng đi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao.