Kiếm tiền tỷ từ việc đưa lan vũ nữ sang Nhật

Trong một lần mời đối tác từ Nhật Bản qua thăm mô hình trồng lan vũ nữ, anh Huỳnh Tấn Sơn, ngụ tại thôn Phú Trung, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) nhận được lời khen ngợi chất lượng hoa lan vũ nữ do anh trồng rất tốt. Tuy nhiên, khi bàn về kế hoạch hợp tác xuất khẩu hoa sang thị trường Nhật thì anh Sơn chỉ nhận được cái lắc đầu. Nguyên nhân là do diện tích lan vũ nữ của gia đình anh Sơn còn ít, chỉ hơn 1ha, không thể đảm bảo nguồn cung ổn định, lâu dài sang thị trường Nhật.
Sau đó, anh Sơn bắt tay vào việc mở rộng diện tích loài hoa này bằng cách vận động hàng chục hộ dân tại địa phương tham gia trồng lan vũ nữ, nhằm tạo thành một chuỗi liên kết với quy mô rộng lớn, vững mạnh.
“Để lời nói có tính thuyết phục, tôi đã bỏ 5 tỷ ra ứng cho các hộ dân đầu tư làm lan vũ nữ, và tôi cũng có yêu cầu những gia đình này phải cam kết cung cấp sản phảm cho tôi!.. ” - anh Sơn chia sẻ.
Khi năng lực đủ để cung ứng cho thị trường khoảng 7 triệu cành lan/năm, anh Sơn cho xây dựng nhà máy xử lý hoa sau thu hoạch và mời đại diện thương mại của các công ty Nhật Bản sang. Lần này họ đồng ý ký kết xuất khẩu với đơn hàng được đặt theo tuần, sản lượng không giới hạn. Đến nay, tổ liên kết do anh Sơn đứng đầu đã quy tụ được 47 hộ dân chuyên trồng lan vũ nữ, trở thành mô hình liên kết nông hộ đầu tiên tại Lâm Đồng có sản phẩm xuất khẩu với nhiều đơn đặt hàng từ Nhật Bản.
Chỉ tính riêng đầu năm 2015 đến nay, chuỗi liên kết trồng lan vũ nữ do anh Sơn đứng đầu đã xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản 600.000 cành với doanh thu 6 tỷ đồng, cao gấp từ 5-6 lần so với tiêu thụ trong nước.
Hiện nay tổng diện tích lan vũ nữ của chuỗi liên kết này là 27,4ha (khoảng 2,7 triệu chậu hoa), có khoảng 200 ngàn chậu lan vũ nữ đang cho thu hoạch thường xuyên để phục vụ xuất khẩu.
Hầu hết các vườn hoa đều được đầu tư cơ sở hạ tầng (nhà lưới, hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại) và trồng theo quy trình áp dụng công nghệ cao, tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật nghiêm ngặt của đối tác Nhật Bản. Anh Huỳnh Tấn Sơn cho biết, nhu cầu nhập khẩu lan vũ nữ của Nhật Bản đang ở mức cao (khoảng 100 triệu cành/năm) trong khi khả năng cung ứng của đơn vị còn hạn chế.
Thời gian tới công ty sẽ tiếp tục hợp tác, liên kết với nông dân, đơn vị để mở rộng diện tích canh tác lên khoảng 100ha hoa lan vũ nữ để phục vụ cho thị trường xuất khẩu. Anh Sơn cho biết thêm phía Nhật sẽ cử chuyên gia về hoa lan sang Việt Nam để làm việc cùng nông dân ở tất cả các khâu từ ươm giống, trồng đến xử lý trước khi đóng thùng chuyển ra cảng.
Có thể bạn quan tâm

Ông Trần Rô (thôn 2, xã Cẩm Thanh, Tp. Hội An, tỉnh Quảng Nam) là người đã ươm thành công giống dừa nước vùng ngập mặn từ trái với số lượng lớn

Cá tra được Chính phủ xác định là một trong những sản phẩm chủ lực của ĐBSCL và cả nước. Dù đã có mặt trên 120 quốc gia và vùng lãnh thổ nhưng hiệu quả sản xuất vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Hội thảo “Hiện trạng, thách thức và cơ hội của ngành nuôi cá tra Việt Nam” trong khuôn khổ Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế Việt Nam 2011 thêm một lần nữa khẳng định: Cần có sự liên kết chặt chẽ hơn nữa giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị sản xuất, để con cá tra phát triển bền vững!

Nhím biển hay còn gọi là cầu gai thuộc ngành động vật da gai, lớp cầu gai. Nhím biển có mặt ở hầu hết các vùng biển trên thế giới và thường phân bố theo chiều thẳng đứng từ vùng giữa triều đến vùng sâu 5.000m.

Hơn nửa tháng nay, tình trạng cá bị bệnh và chết ở xã Quảng Thọ (Quảng Điền - Thừa Thiên Huế) khiến hàng trăm hộ nuôi đứng ngồi không yên. Chi cục Nuôi trồng thủy sản đã cử cán bộ trực tiếp đến địa phương hướng dẫn bà con về cách phòng, chống bệnh cho cá và xử lý môi trường nước ở vùng nuôi...

Chiết cành thường vào vụ xuân tháng 2-4 và vụ thu tháng 8-9. Vụ xuân chiết trước khi cây nhú lộc xuân. Nếu các loại cây rụng lá vào mùa đông, cần chiết sau khi lộc xuân đã trở thành lá bánh tẻ thì tỷ lệ cây sẽ ra rễ nhiều hơn