Bắc Giang thu hơn 4.000 tỷ đồng từ vải thiều

Năm nay là năm đầu tiên tiêu thụ nội địa vải thiều cao hơn xuất khẩu. Tổng sản lượng vải thiều đạt 190.000 tấn quả tươi với giá bán bình quân khoảng 15.000 đồng/kg. Điều này chứng tỏ, sức tiêu thụ vải thiều trong nước còn rất lớn.
Bắc Giang đã và đang chú trọng, đẩy mạnh tiêu thụ nội địa trong những vụ tới. Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ lớn nhất, chiếm 94% tổng lượng xuất khẩu. Lượng vải thiều xuất khẩu vào Mỹ, Australia còn khiêm tốn do đối tác đồng ý mở cửa thị trường cho vải thiều Việt Nam quá sát thời gian thu hoạch.
Vải thiều tươi Bắc Giang hiện đã được tiêu thụ hết, lượng vải thiều sấy khô và chế biến sẽ được tiêu thụ từ nay đến hết tháng 4 năm sau.
Có thể bạn quan tâm

Bình quân cứ 4 - 4,5 kg nhái tươi sẽ cho một kg khô. Giá nhái khô hiện thời 540.000 đ/kg, còn vào dịp Tết khô nhái lên 650.000 đ/kg mà không có hàng để bán.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có gần 85% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản phải sử dụng máy nổ, vì chưa có nguồn điện lưới phục vụ. Điều này dẫn đến giá thành cao, hiệu quả kinh tế thấp, từ đó gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng giá nguyên liệu đầu vào, làm giảm năng lực cạnh tranh của các nhà máy chế biến thủy sản trong tỉnh và vùng ĐBSCL.

Sáng 31/3, tại TP Tuy Hòa, Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp với Sở NN-PTNT Phú Yên tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp với chuyên đề Quản lý và phát triển bền vững nghề nuôi tôm hùm tại các tỉnh Duyên hải miền Trung.

Thời điểm thu hoạch càphê niên vụ 2013-2014, giá càphê nhân trên thị trường Tây Nguyên đạt 34.000 đồng/kg, thậm chí có lúc chỉ còn 31.000 đồng/kg, khiến đa phần nông dân không dám bán mà cất trữ, chờ giá lên. Hiện tại, giá càphê nhân tại đây tăng lên 40.900 - 41.600 đồng/kg nên bà con đồng loạt bán ra thị trường.

Theo Tiến sĩ Trần Du Lịch, việc bà con nông dân được mùa-mất giá là do sản xuất nông nghiệp hiện vẫn trong tình trạng không chính quy, chạy theo phong trào.