Trồng sâm, bảo vệ môi trường
Cây sâm chỉ tồn tại và phát triển trong môi trường của rừng nguyên sinh hàng trăm, hàng nghìn năm tuổi, dưới tán rừng có độ che phủ từ 70 - 80%, ở nhiệt độ dao động từ 8 - 180C và có thảm mùn tơi xốp cho bộ rễ củ phát triển. Điều này đòi hỏi cây sâm phải ở trong vùng lõi của khu rừng mới phát triển được, muốn trồng một héc ta sâm phải tự bảo vệ 3 - 5ha rừng hoặc nhiều hơn nữa. Một thực tế ta dễ nhận thấy ở các xã Trà Linh, Trà Cang, Trà Nam, nơi bà con xây dựng các vườn sâm Ngọc Linh, đó là những vùng rừng chung quanh với bán kính 1.000m được bảo vệ cẩn thận, không ai được phép chặt hạ hoặc đốn cây ở khu vực này. Nếu ai vi phạm sẽ bị xử phạt theo luật tục của làng. Hiện ở các xã vùng cao quanh sườn núi Ngọc Linh hình thành 2 vườn sâm của Nhà nước và nhiều vườn sâm của các gia đình chiếm khoảng 70ha. Những khu rừng ở đây được bảo vệ lan rộng lên đến hàng nghìn héc ta với vẻ nguyên sơ hoang dã của rừng nguyên sinh.
Huyện Nam Trà My đang xúc tiến việc mở rộng vùng trồng sâm tại 7 xã vùng cao giai đoạn 2015 - 2020 và tầm nhìn 2030. Điều đó có nghĩa những khu rừng ở đây không chỉ được bảo vệ mà còn được trồng mới hoặc chăm sóc cho tái sinh với diện tích tương đương. Để biến mục tiêu thành hiện thực, tại kỳ họp tháng 7.2015, HĐND tỉnh đã thông qua nghị quyết cho thuê môi trường rừng để trồng sâm. Theo đó, các doanh nghiệp muốn đầu tư trồng sâm trên địa bàn tỉnh sẽ được Nhà nước cho thuê môi trường rừng dài hạn đến 25 năm, với giá thuê cũng ưu đãi chỉ với 200.000 đồng/ha/năm. Còn với các gia đình trồng sâm không phải trả tiền thuê mà còn được Nhà nước khuyến khích cấp môi trường rừng. Mục đích là để doanh nghiệp và người dân tự giác và tự đầu tư công sức tiền của để bảo vệ và nhân rộng diện tích rừng. Như vậy, từ nay Nhà nước hàng năm không phải bỏ ra hàng trăm tỷ đồng ra thuê dân bảo vệ rừng, Nhà nước có khoản thu tiền tỷ từ cho thuê môi trường rừng và rừng không chỉ được bảo vệ chặt chẽ mà còn được mở rộng thêm.
Sau 20 năm, quy mô diện tích trồng sâm ở Nam Trà My không chỉ dừng lại 19.000ha mà còn được di thực ra khắp vùng núi của huyện, khi đó giấc mơ về màu xanh bạt ngàn của rừng nguyên sinh sẽ dần hiện hữu, phục hồi, trải dài trên các sườn núi, tạo nên bức tranh tươi mới, một môi trường trong lành cho vùng cao.
Có thể bạn quan tâm
Đó là nhận định của ông Võ Văn Mùi, Chủ tịch UBND xã Long Sơn về tình hình khai thác và nuôi trồng thủy sản 9 tháng đầu năm 2013 tại xã Long Sơn. Hiện xã Long Sơn có khoảng gần 1.500 hộ dân sống bằng nghề nuôi trồng thủy sản trên tổng diện tích nuôi trồng 173,4ha.
Thời gian qua, thấy nhím có giá nên nhiều người dân đã ồ ạt đầu tư nuôi nhím, có thời điểm giá nhím giống lên đến gần 10 triệu đồng/cặp và nhím thịt hơn 300 ngàn đồng/kg.
Đến nay, nông dân ở các huyện Cần Giuộc, Cần Đước, Tân Trụ và Châu Thành thuộc tỉnh Long An đã thu hoạch dứt điểm hơn 6.830 ha tôm sú và tôm thẻ chân trắng với sản lượng đạt hơn 16.000 tấn
Ngày 27-3, ông Nguyễn Thanh Cẩn, Giám đốc Sở NN&PTNT Tiền Giang cùng đại diện các sở, ngành có liên quan của tỉnh và lãnh đạo Huyện ủy Gò Công Đông đã đến khảo sát vùng nuôi nghêu cồn Ông Mão, cồn Vạn Liễu thuộc khu vực nuôi 350 ha của Ban Quản lý cồn bãi của huyện.
Hàu có giá trị dinh dưỡng cao, có giá trị trong y học, góp phần lọc mùn bã hữu cơ trong nước, giúp làm sạch môi trường và ổn định hệ sinh thái. Nuôi hàu đang là mô hình có nhiều triển vọng cho nông dân vùng ven biển trong tỉnh Quảng Ngãi.