Mô Hình Nuôi Dê Tại Tiền Giang Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Gần đây, nông dân tỉnh Tiền Giang và Bến Tre phát triển mạnh mô hình nuôi dê thương phẩm cho hiệu quả kinh tế cao.
Chỉ tính riêng tại huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang có đàn dê đến trên 20.000 con, tập trung ở các xã ven biển. Các huyện Gò Công Tây, Châu Thành, Chợ Gạo, Tân Phú Đông cũng có đàn dê hàng nghìn con. Đa số nông dân chọn nuôi giống Dê cỏ, dê Hà Lan và dê Bo. Ở thời điểm này giá dê thịt từ 90.000 -100.000 đ/kg; tăng 10% so với năm ngoái.
Tỉnh Bến Tre có đàn dê hàng chục nghìn con, tập trung ở các huyện Bình Đại, Châu Thành, Thạnh Phú. Tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre đã thành lập được các tổ hợp tác nuôi dê, hỗ trợ kỹ thuật và đảm bảo đầu ra. Nuôi dê vốn thấp, có thể tận dụng thức ăn tự nhiên và ít tốn diện tích đất xây chuồng trại. Gần đây, đa số các hộ nuôi dê điều thoát nghèo vươn lên khá giả.
Ông Huỳnh Kim Huy, hộ nuôi dê xã Quới Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre chia sẻ: “Mình một năm có 2 dê nái đẻ kiếm trên dưới 30 triệu đồng, cũng có tích lũy cho gia đình số vốn khá lớn. Từ khi có sự cố vấn của tổ hợp tác ở địa phương về kỹ thuật, thú y, thuốc men và hỗ trợ vốn thì nuôi dê ngày càng phát triển”.
Có thể bạn quan tâm

Năm nay ông Ý vừa mới lên tôm vụ đầu thu gần 1 tỷ đồng và đang chuẩn bị lên vụ 2. Ông phấn khởi cho biết: “Bà con ở ấp Cái Bát nuôi tôm công nghiệp rất hiệu quả. THT của ấp có hơn 20 thành viên đều ăn nên làm ra. Hiện có nhiều hộ thấy hiệu quả nên cũng chuẩn bị chuyển sang nuôi tôm công nghiệp”

Chỉ sau vụ lúa đông xuân 2011 – 2012, dự án “Hỗ trợ nông dân mua máy GĐLH thực hiện cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa” đã phát huy tốt hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho nông dân tỉnh Sóc Trăng.

Sau khi sáp nhập, Hà Nội có điều kiện tự nhiên rất thích hợp hình thành các vùng chăn nuôi trọng điểm, phù hợp với từng loại vật nuôi theo chủ trương phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm, chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư.

Như NNVN đã thông tin về vụ ngộ độc tập thể do loại rượu ngâm thuốc tại bữa giỗ nhà ông Huỳnh Giống ở thôn Năng An, xã Ân Tín (Hoài Ân - Bình Định) khiến 1 người tử vong vào ngày 7/1/2012. Sau thời gian dài điều tra, cơ quan chuyên môn đã có kết luận về đối tượng gây ngộ độc.

Chiều 8/5, trong cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm tại Hà Nội, ông Hoàng Văn Năm, Cục trưởng Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhận định: “Dịch lợn tai xanh tiếp tục diễn biến phức tạp và có nguy cơ lây lan trên diện rộng”.