Mô Hình Nuôi Dê Tại Tiền Giang Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Gần đây, nông dân tỉnh Tiền Giang và Bến Tre phát triển mạnh mô hình nuôi dê thương phẩm cho hiệu quả kinh tế cao.
Chỉ tính riêng tại huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang có đàn dê đến trên 20.000 con, tập trung ở các xã ven biển. Các huyện Gò Công Tây, Châu Thành, Chợ Gạo, Tân Phú Đông cũng có đàn dê hàng nghìn con. Đa số nông dân chọn nuôi giống Dê cỏ, dê Hà Lan và dê Bo. Ở thời điểm này giá dê thịt từ 90.000 -100.000 đ/kg; tăng 10% so với năm ngoái.
Tỉnh Bến Tre có đàn dê hàng chục nghìn con, tập trung ở các huyện Bình Đại, Châu Thành, Thạnh Phú. Tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre đã thành lập được các tổ hợp tác nuôi dê, hỗ trợ kỹ thuật và đảm bảo đầu ra. Nuôi dê vốn thấp, có thể tận dụng thức ăn tự nhiên và ít tốn diện tích đất xây chuồng trại. Gần đây, đa số các hộ nuôi dê điều thoát nghèo vươn lên khá giả.
Ông Huỳnh Kim Huy, hộ nuôi dê xã Quới Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre chia sẻ: “Mình một năm có 2 dê nái đẻ kiếm trên dưới 30 triệu đồng, cũng có tích lũy cho gia đình số vốn khá lớn. Từ khi có sự cố vấn của tổ hợp tác ở địa phương về kỹ thuật, thú y, thuốc men và hỗ trợ vốn thì nuôi dê ngày càng phát triển”.
Related news

Anh Công hiện có trong tay khoảng 20ha keo lai và một trang trại rộng 17ha, nuôi 40 con bò, 41 con dê. Trung bình, mỗi năm anh thu lãi ròng hàng trăm triệu đồng

Hơn 13 năm khai khẩn, cải tạo đất đồi hoang, giờ đây gia đình ông Bùi Quốc Tam, ở Hà Tĩnh đã có hơn 3ha trồng cam, mỗi năm thu về hơn nửa tỷ đồng

Gác lại nghề IT với thu nhập khá, anh Trương Hữu Thuận ở TP.Cần Thơ đang từng ngày đưa sản phẩm khổ qua rừng sạch đến tay người tiêu dùng

Nhờ mạnh dạn đầu tư trồng cam sành, gia đình chị Hoàng Thị Duy ở thôn 8, xã Khánh Hòa, huyện Lục Yên (Yên Bái) đã thoát nghèo, trở thành triệu phú.

Mô hình luân canh tôm - lúa ở ĐBSCL được xem là mô hình sản xuất nông nghiệp “thông minh” do có thể trồng lúa vào mùa mưa và nuôi tôm vào mùa khô