Mô hình nuôi cua nhân tạo và sử dụng thức ăn công nghiệp
Để giúp cho người dân nuôi cua áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Trạm Khuyến Nông Cần Giờ đã triển khai mô hình “Nuôi cua thương phẩm từ nguồn giống sinh sản nhân tạo sử dụng bằng thức ăn công nghiệp” với quy mô 2 ha/4 hộ, tại Xã Lý nhơn, huyện Cần Giờ, với mật độ thả 1 con/m2, số lượng giống thả 20.000 con.Trong đó, Khuyến nông đầu tư 100% chi phí con giống cho các hộ nuôi.
Qua thời gian 3 tháng thực hiện mô hình trình diễn đã mang lại kết quả khá tốt, lệ sống cua 40 – 45%, trọng lượng bình quân cua 260 gr/con. Hướng tới CBKT Trạm sẽ tiếp tục hướng dẫn người dân phát triển nuôi cua theo hướng tăng năng suất, hiệu quả kinh tế, chủ động nguồn giống, thức ăn đồng thời góp phần làm giảm áp lực đối với việc khai thác nguồn cua tư nhiên, thức ăn cá tạp đễ làm thức chính cho cua nuôi hiện nay.
Ông Võ Ngọc Đẹp, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông TP.HCM nhận định; mô hình nuôi cua bằng con giống sinh sản nhân tạo sử dụng thức ăn công nghiệp không những đã mang lại hiệu quả kinh tế mà còn là“cứu cánh” cho bà con nông dân nuôi cua tại xã Lý Nhơn. Qua đó tăng thu nhập cho người dân, góp phần tích cực vào việc xây dựng xã nông thôn mới, cần nhân rộng mô hình này và tăng cường sử dụng thức ăn công nghiệp để bảo vệ môi trường.
Có thể bạn quan tâm
Đó là mô hình chăn nuôi của ông Nguyễn Văn Túy ở thôn Nghĩa Xá, xã Đại Đồng (Tứ Kỳ - Hải Dương). Ông Túy là người tiên phong ở xã Đại Đồng trong việc nuôi ba ba.
Nhu cầu nhập khẩu tăng, nguồn cung khan hiếm… được xác định là những nguyên nhân kéo giá tôm nguyên liệu tại ĐBSCL tăng mạnh trong những ngày qua, tuy nhiên, nông dân vẫn không mặn mà thả nuôi.
Nhằm tận dụng diện tích đất và thời gian nông nhàn, giúp nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng lợi nhuận trên cùng diện tích đất, vừa qua, UBND thị trấn Lai Vung (Đồng Tháp) đã thông qua mô hình trồng xen canh cây dưa lê giữa hai vụ lúa, đồng thời tổ chức cho nông dân trên địa bàn đi tham quan, học tập mô hình trồng dưa lê tại tỉnh Tiền Giang.
Nuôi gà trên đệm lót sinh học có nhiều ưu điểm: hạn chế mùi hôi, ô nhiễm môi trường, các bệnh về đường ruột và hô hấp trên gà, hạn chế lây truyền dịch bệnh, ít tốn công chăm sóc… Phú Mỹ là xã điển hình của huyện Mỏ Cày Bắc (Bến Tre) đã thử nghiệm hiệu quả và đang nhân rộng mô hình này.
Vụ mùa năm 2013, Công ty cổ phần Công nghệ nông nghiệp xanh (Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội) hỗ trợ 10/13 huyện, Thành phố của tỉnh (trừ Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hạ Lang) xây dựng 40 mô hình sản xuất lúa, ngô sử dụng phân viên nén nhả chậm.