Ổn Định Kinh Tế Nhờ Nuôi Bò Sữa
Gần 20 năm cần mẫn với nghề nuôi bò sữa đã giúp gia đình bà Nguyễn Thị Ngọc Anh (55 tuổi), ngụ tại ấp Chánh Lộc, xã Chánh Mỹ, TP.TDM (Bình Dương) ổn định kinh tế.
Chia sẻ cùng chúng tôi, bà Ngọc Anh cho biết: “Trước khi nuôi bò sữa, gia đình tôi xoay đủ nghề để lo cuộc sống, nhưng luôn ở trong tình trạng bấp bênh. Khoảng năm 1993, nhận thấy nhiều hộ gia đình ở Hóc Môn, Củ Chi (TP.HCM) nuôi bò sữa đạt hiệu quả cao, được sự động viên của gia đình nên tôi đãquyết định đầu tư mua một cặp bò sữa giống với giá hơn 8 triệu đồng về nuôi”. Vừa làm vừa tích lũy kinh nghiệm, gia đình bà Anh đãcólúc nuôi hơn 20 con bò sữa và tiền lãi hàng tháng hơn 200 triệu đồng.
Nhìn lại quãng thời gian chăm bẵm từ con bò sữa giống đến khi cho ra sữa, bà Anh nói: “Nuôi bò sữa cũng vất vả, người nuôi phải cẩn thận. Chỉ lơ là việc dọn vệ sinh chuồng trại, tắm rửa cho bò là sẽ ảnh hưởng đến con giống, cho ăn không đúng quy cách sẽ ảnh hưởng đến sản lượng”. Theo bà Anh, nuôi bò sữa cần cẩn thận ngay từ khi chọn giống, tuân thủ nghiêm ngặt về chế độ dinh dưỡng, tiêm phòng dịch bệnh... Bò sữa nuôi 2 năm là có thể cho sữa. Bà Anh chia sẻ: “Sau khi nuôi cặp giống đầu tiên cho ra sữa, năm 1998 đã đầu tư mua thêm 6 con giống mới. Mỗi con giống thời điểm đó gần chục triệu đồng. Do gặp một số khó khăn ban đầu nên hiệu quả không cao. Tuy nhiên, nhận thấy đây là mô hình làm ăn có thể giúp gia đình ổn định kinh tế nên tôi quyết tâm làm tiếp”. Từ đầu năm 2000 đến nay, việc chăn nuôi bò sữa của gia đình bà Anh đã đi vào khuôn khổ. Trong trang trại của gia đình lúc nào cũng có trên 10 con bò cho sữa.
Theo anh Tuấn Anh - con trai út bà Ngọc Anh, nghề nuôi bò sữa thuận lợi là giá thành sữa nhập vào công ty luôn ổn định trên nguyên tắc công ty mua trực tiếp với người nông dân, việc chăn nuôi hiện nay đã có máy móc hỗ trợ nên không tốn nhiều công sức của người lao động.
Có thể bạn quan tâm
Những tháng đầu năm 2013, tình hình nuôi và tiêu thụ cá tra trên địa bàn tỉnh Tiền Giang diễn biến không thuận lợi do giá cá tra nguyên liệu hầu như luôn nằm dưới giá thành sản xuất khiến nông dân nuôi cá lỗ nặng, phải thu hẹp sản xuất. Trong khi đó, các doanh nghiệp (DN) chế biến cá tra xuất khẩu (XK) lại cạnh tranh nhau về giá XK cá tra phi lê dẫn đến giá cá liên tục giảm.
Trong những chương trình trước chúng tôi có phản ánh đến quý khán giả tình trạng người nuôi tôm neo hàng chờ giá làm cho nguồn nguyên liệu khan hiếm gây khó khăn cho các doanh nghiệp.
Trong những chương trình trước chúng tôi có phản ánh đến quý khán giả tình trạng người nuôi tôm neo hàng chờ giá làm cho nguồn nguyên liệu khan hiếm gây khó khăn cho các doanh nghiệp.
Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Bình Định có 2.229 ha mặt nước được đưa vào nuôi tôm. Nhờ thực hiện khá nghiêm túc lịch thời vụ, kiểm dịch tôm giống, nhân rộng mô hình nuôi tôm cộng đồng nên hầu hết các địa phương đã khống chế được tình trạng dịch bệnh tôm nuôi, năng suất tôm đạt khá.
Tính đến nay, các ngân hàng thương mại đã đầu tư hơn 556 tỷ đồng cho các hộ nuôi tôm. Tuy nhiên, do sản xuất gặp nhiều rủi ro, nên nhiều hộ nuôi tôm lâm vào cảnh nợ nần không còn khả năng thanh toán nợ.