Dịch Lở Mồm Long Móng Diễn Biến Phức Tạp
Các cơ quan chức năng Quảng Trị đang nỗ lực phòng chống dịch lở mồm long móng ở gia súc tại một số xã ở huyện Gio Linh.
Từ đầu tháng 11 đến nay, trên địa bàn huyện Gio Linh đã xuất hiện thêm 43 con trâu, bò nhiễm bệnh, nâng tổng số gia súc bị nhiễm bệnh đến thời điểm hiện tại trên toàn tỉnh là 278 con.
Dịch bệnh xuất hiện tại các địa phương thuộc các huyện: Hải Lăng, Triệu Phong, Gio Linh, thị xã Quảng Trị và TP. Đông Hà.
Nơi xảy ra ổ dịch mới tại huyện Gio Linh là vùng rừng núi, vùng đồng bào dân tộc với phương thức canh tác thả rông trâu, bò bừa bãi khiến dịch bệnh lây lan khó kiểm soát.
Trước đó, vào ngày 23/10, UBND tỉnh Quảng Trị đã công bố dịch lở mồm long móng gia súc tại xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong.
Ngay sau khi phát hiện, các ngành chức năng và địa phương đã tập trung bao vây, khống chế dịch. Ngày 29/10, UBND tỉnh Quảng Trị đã trích dự phòng ngân sách tỉnh năm 2013 gần 584 triệu đồng cấp cho Chi cục Thú y tỉnh để triển khai biện pháp phòng, chống dịch bệnh lở mồm long móng trên gia súc đang xảy ra trên địa bàn tỉnh.
Chi cục Thú y đã tiêm phòng 15.000 liều vaccine, 6 tấn hóa chất tiêu độc khử trùng chuồng trại chăn nuôi và nhà ở, 100 lít xanh methylen về pha khử trùng cho trâu bò bị bệnh điều trị tại các ổ dịch trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Trong thời gian tới, Bộ NNPTNT sẽ cấp 2.000 liều vaccine cho Quảng Trị để tiêm phòng cho số trâu bò còn lại.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 5/11, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết thời gian gần đây, Công ty TNHH Kinh doanh cà phê và phân bón Phúc Lộc trong hoạt động kinh doanh, mua bán đã có hành vi giả mạo nhãn hiệu phân bón và vừa bị lực lượng chức năng phát hiện.
Theo một nghiên cứu gần đây của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), Việt Nam được cho là quốc gia hưởng lợi nhất từ TPP nhưng những gì mà nó mang lại cho ngành nông nghiệp lại rất hạn chế.
Năm 2015, diện tích cánh đồng lớn của tỉnh Long An đạt hơn 28.500ha, tăng hơn 11.100ha so với năm 2014 và tăng 8.500ha so với kế hoạch của toàn tỉnh.
Toàn tỉnh Bến Tre hiện có 27.500 ha diện tích vườn cây ăn trái. Trong đó, có các loại cây chủ lực như bưởi 5.500ha; nhãn 4.000ha, chôm chôm 5.560ha, sầu riêng 1.860ha, măng cụt 1.665ha...
Theo Quy hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vào năm 2020, Đồng Nai sẽ có 7.000ha hồ tiêu, còn theo quy hoạch của tỉnh, đến cùng thời điểm trên, diện tích hồ tiêu trong tỉnh là 10.000ha. Tuy nhiên, cuối tháng 10/2015, toàn tỉnh Đồng Nai đã có 13.380ha tiêu.