Mô Hình Nuôi Cá Lóc Giảm Nghèo Ở Xã Thạnh Thới Thuận, Huyện Trần Đề (Sóc Trăng)

Nói đến mô hình nuôi cá lóc, người dân xã Thạnh Thới Thuận, huyện Trần Đề (Sóc Trăng), đều biết đến anh Anh Đặng Văn Kiệt ở ấp Thạnh An 3 là người đầu tiên áp dụng mô hình nuôi cá lóc trong vèo lưới và được nhiều người dân trong xã làm theo để tăng thu nhập.
Trước đây, cuộc sống gia đình anh Kiệt rất khó khăn vì không ruộng đất sản xuất. Qua bạn bè, anh biết mô hình nuôi cá lóc trong vèo lưới hiệu quả cao, nên anh tham gia các lớp tập huấn khuyến ngư và tham khảo sách báo để nắm vững kỹ thuật nuôi.
Thông qua chính quyền địa phương, anh được Ngân hàng chính sách xã hội cho vay hơn 10 triệu đồng, anh bắt tay vào làm vèo bằng lưới nylon, có diện tích 9 m2 và thả nuôi hơn 1.000 con cá giống. Nhờ chăm sóc tốt nên đàn cá lớn nhanh, gần 4 tháng tuổi trọng lượng bình quân đạt 300 gr/con. Với giá bán bình quân 45.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí thức ăn, con giống anh còn lãi được 8 triệu đồng.
Nuôi cá lóc trong vèo không cần diện tích lớn, chỉ cần tận dụng một số diện tích mặt nước trong ao, hồ hoặc mép kênh là có thể nuôi được. Dù cá nuôi trong vèo nhưng thức ăn là nguồn cá biển và cá tạp nên thịt cá lóc chắc và ngon.
Nuôi cá lóc trong vèo là mô hình mới ở xã Thạnh Thới Thuận đang được nhiều nông dân tham quan học tập kinh nghiệm. Địa địa phương cũng xem đây là một trong những mô hình giảm nghèo hiệu quả và bền vững.
Việc triển khai hiệu quả các mô hình chuyển đổi cây trồng, vật nuôi đã có sự tác động quan trọng đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, qua đó góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo nhanh và bền vững ở xã Thạnh Thới Thuận.
Có thể bạn quan tâm

Theo Sở Khoa học và Công nghệ, nhu cầu lượng giống tôm càng xanh để nuôi trong toàn tỉnh An Giang khá cao, khoảng 40 – 50 triệu con giống. Tuy nhiên, khả năng cung cấp giống của tỉnh rất thấp khoảng 15 triệu con, do vậy người nuôi phải nhập từ các tỉnh lân cận khu vực ĐBSCL, như: Cần Thơ, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre….

Dịch bệnh xảy ra và diễn biến phức tạp ngay trong vụ nuôi đầu năm khiến tôm chết hàng hoạt, hoặc chậm phát triển. Về nguyên nhân dịch bệnh, ông Nguyễn Minh Đức, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng Thủy sản (NTTS) tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết:

Đến thời điểm này, vùng nuôi thủy sản nước lợ ven biển huyện Kim Sơn (Ninh Bình) đã kết thúc công tác thả giống, tập trung vào chăm sóc và quản lý ao nuôi. Tổng lượng tôm giống nuôi thả năm nay khoảng 140 triệu con, trong đó có 85 triệu con tôm sú và 55 triệu con tôm thẻ.

Theo Liên trạm Thủy sản Ô Môn-Thới Lai-Cờ Đỏ (TP Cần Thơ), hiện giá cá tra giống loại 2cm có giá bán 26.000 - 27.000 đồng/kg. Với giá bán này các hộ ương cá tra giống có lãi khoảng 6.500 đồng/kg, một số hộ nuôi đang thả nuôi mới, tuy nhiên tỷ lệ cá ương nuôi sống rất thấp. Giá các giống cá ruộng nhìn chung không tăng so với cùng kỳ do chưa vào vụ thả nuôi cá ruộng.

Từ đầu năm đến nay, đã có hơn 6.000ha tôm nuôi của bà con huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) bị thiệt hại. Tập trung nhiều ở các xã Ninh Thạnh Lợi, Ninh Thạnh Lợi A và Vĩnh Lộc A. Tôm nuôi bị thiệt hại chủ yếu từ 1 - 2 tháng tuổi.