Thanh Long Ruột Đỏ Đạt Chuẩn VietGAP

Sau thời gian ứng dụng quy trình sản xuất trái cây sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, Sở Khoa học - công nghệ Trà Vinh vừa trao giấy chứng nhận VietGAP cho 14 hộ nông dân trồng thanh long ruột đỏ của Hợp tác xã thanh long ruột đỏ Đức Mỹ, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh với tổng diện tích hơn 24ha.
Đây là sản phẩm trái cây đầu tiên trên địa bàn tỉnh Trà Vinh được công nhận đạt chuẩn VietGAP. Ông Nguyễn Văn Thân, chủ nhiệm Hợp tác xã thanh long ruột đỏ Đức Mỹ, cho biết thanh long ruột đỏ Đức Mỹ là giống thanh long ruột đỏ Long Định 1, trọng lượng trái trung bình 0,5-0,8 kg/quả, mẫu mã đẹp, năng suất, chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Trong năm tháng đầu năm nay, thông qua Công ty nông sản Việt S (Đồng Tháp), hợp tác xã đã xuất khẩu chào hàng thành công 1 tấn thanh long ruột đỏ sang thị trường Hoa Kỳ.
Có thể bạn quan tâm

Hiện tại, tổng diện tích cây thanh long của huyện Bảo Thắng (Lào Cai) hơn 19 ha, chủ yếu là thanh long ruột đỏ.

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng thu nhập trên cùng một diện tích đất canh tác, năm 2014, Hội Nông dân (HND) xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, TP.Cần Thơ đã xây dựng mô hình “Dân vận khéo” vận động cán bộ, hội viên và nhân dân trồng chuối già cấy mô. Qua gần 1 năm thực hiện, mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực, lợi nhuận cao gấp 3 lần so với trồng lúa trên cùng diện tích đất canh tác.

Từ đầu tháng 3 đến nay nắng hạn đến sớm khiến đất trong các nhà vườn trở nên khô khốc, cây trồng thiếu nước. Theo nhận định của bà con nông dân, nắng hạn sẽ làm cho nhà vườn giảm năng suất trái cây mùa hè này và ảnh hưởng đến năng suất một số cây công nghiệp cho thu hoạch trong mùa khô.

Những giống cam nổi tiếng xứ Bắc như: cam sành Bố Hạ, cam Đường Canh, quýt vàng Lạng Sơn… đã đem về quả ngọt cho người dân Sơn Lang khi chỉ với hơn 600 gốc cam, mỗi năm đem về cho chủ nhân bạc tỷ.

Với 300.000 con bò thịt và bò sữa, theo tính toán, “Bầu” Đức dư sức kiếm hơn 20 triệu USD mỗi năm từ nguồn phân bò.