Mô Hình Nuôi Ba Ba Lãi Khá

Sau 11 tháng thả nuôi, anh Phong tuyển chọn thu trước gần 300 kg ba ba thương phẩm với giá bán trên 300.000 đ/kg, trừ hết chi phí còn lãi trên 40 triệu đồng.
Anh Nguyễn Thanh Phong ở ấp Tân Mỹ, xã Mỹ Phú Đông, huyện Thoại Sơn (An Giang) nuôi gần 400 con ba ba thương phẩm trong hồ xi măng cho biết, ba ba ít tốn công chăm sóc, áp dụng kỹ thuật nuôi tốt sẽ đem lại kết quả cao.
Trước hết chọn con giống khỏe mạnh, nguồn thức ăn bảo đảm vệ sinh. Ao nuôi phải sạch sẽ, 5 - 7 ngày thay nước/lần. Dưới đáy rải một lớp cát mịn dày khoảng 10 cm. Ao nuôi che chắn cẩn thận, xây tường cao 1 m, có lưới bao quanh để ba ba không thoát ra ngoài.
Quan trọng nhất là từ tháng nuôi thứ 9 phải tiến hành phân đàn, tách riêng con đực - cái sẽ hạn chế hao hụt và hiệu quả kinh tế cao.
Sau 11 tháng thả nuôi, ba ba đạt trọng lượng từ 600 gram - 1 kg, anh tuyển chọn thu trước gần 300 kg ba ba thương phẩm với giá bán trên 300.000 đ/kg, trừ hết chi phí còn lãi trên 40 triệu đồng.
Số ba ba còn lại anh đang dưỡng nuôi tiếp tục và dự kiến xuất bán trong 2 tháng tới.
Related news

Trạm Khuyến nông huyện Cái Bè, Tiền Giang đã tổ chức tổng kết mô hình ương cá tra theo tiêu chuẩn VietGAP.
Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa đã tổ chức các lớp tập huấn về bồi dưỡng nghiệp vụ, phương pháp khuyến nông cho gần 100 cán bộ khuyến nông từ tỉnh đến cơ sở.

Trong SX lúa người ta khuyên nên áp dụng phương thức luân canh để cải tạo đất và đề phòng giá cả của lúa thấp, kéo theo hiệu quả kinh tế sẽ thấp.

Khi thấy cây lúa bị ngộ độc, bà con nông dân cần ngưng bón phân urê, DAP hoặc NPK ngay, vì lúc này rễ lúa đã bị hư hại, khả năng hấp thu dinh dưỡng trong đất kém.

Đó là khẳng định của anh Nguyễn Văn Cương, GĐ Trung tâm Thỏ giống miền Trung, có cơ sở nuôi và lai tạo giống tại thôn 5, xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang (Đà Nẵng).