Xuất hiện tôm chết do dịch bệnh tại Tiên Yên (Quảng Ninh)

Cụ thể, tại khu nuôi tôm công nghiệp của gia đình ông Lưu Đức Chiến có tôm thẻ chân trắng chết trên diện tích 3,2 ha của 8 ao, số lượng con giống 250 vạn, tôm thả được 30 ngày.
Theo kết quả xét nghiệm số 2964/TYV2 ngày 30-5 của Cơ quan thú y vùng 2, thì mẫu tôm thẻ chân trắng và mẫu bùn trong ao của nhà ông Chiến dương tính với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus mang gen gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính. Phòng NN&PTNT huyện Tiên Yên đã phối hợp với UBND xã Hải Lạng cấp 200kg Chlorine trực tiếp xử lý các ao có tôm chết, đến thời điểm này đã xử lý xong các ao nuôi. Hiện hộ nhà ông Chiến vẫn còn 5 ao nuôi tôm chưa xuất hiện hiện tượng tôm chết. Chi cục Thú y đã tiếp tục thu mẫu bùn, mẫu nước và mẫu tôm của các ao nuôi nhà ông Chiến theo chương trình giám sát để theo dõi, kiểm tra tình hình.
Với 4 hộ nuôi tôm quảng canh, đối tượng nuôi chủ yếu là tôm sú, có diện tích tôm chết là 9,2 ha với số lượng giống thả là 44 vạn tôm giống, thời gian thả từ cuối tháng 2 đến đầu tháng 4. UBND xã Hải Lạng và phòng NN&PTNT huyện Tiên Yên đã cấp hóa chất Chlorine cho các hộ nuôi này theo định mức 50kg/1ha để các hộ tự xử lý môi trường ao nuôi. Quá trình xử lý có sự giám sát của cán bộ xã.
Qua nhận định ban đầu thì tôm chết tại các hộ quảng canh một phần là do thời tiết khắc nhiệt, nắng nóng kéo dài trong khi mực nước ao thấp, các hộ không chủ động được việc cấp nước. Chi cục Thú y đề nghị địa phương cần chủ động quyết liệt hơn nữa xử lý triệt để các ao nuôi có tôm bị nhiễm bệnh để tránh lây lan ra các vùng nuôi khác.
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Văn Thế, Phó Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, nguyên Bí thư Huyện ủy Vị Thủy, kể: “Vị Thủy là vùng đất trũng, thuần nông, tập quán sản xuất lạc hậu, năng suất thấp, còn nhiều tàn tích chiến tranh. Hồi đó, cuối tháng 10, tháng 11 (âm lịch) nước vẫn còn ngập tràn đồng, hàng năm chỉ làm một vụ lúa, vậy mà giờ đây đã khác. Sự thay đổi ở huyện này cũng bắt đầu từ nông nghiệp...”.

Cty CP Chế biến thực phẩm nông sản xuất khẩu Nam Định tiền thân là Xí nghiệp Đông lạnh thịt xuất khẩu thành lập từ năm 1989. Năm 2000, Xí nghiệp chuyển đổi thành Cty CP Chế biến thực phẩm nông sản xuất khẩu Nam Định với số vốn điều lệ 3,7 tỷ đồng; ngành nghề sản xuất, kinh doanh chính là: chế biến thịt gia súc, gia cầm xuất khẩu…

Cục Bảo vệ thực vật cũng cho biết, trong cả 3 lô hàng rau gia vị bị phát hiện có côn trùng từ đầu năm đến nay, thì cả 3 đều thuộc về một doanh nghiệp là Công ty TNHH MTV Sản xuất Thương mại Anh Nhân, địa chỉ 42/3 ấp 4, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP.Hồ Chí Minh.

Hôm qua 13.10, ông Nguyễn Đức Chơi - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Điện Bàn cho biết, lực lượng thú y huyện và chính quyền địa phương vừa tiến hành tiêu hủy khẩn cấp đàn vịt thịt 35 ngày tuổi gồm 1.000 con của bà Hà Thị Linh ở thôn Phong Nhị, xã Điện An.

Từ đầu năm đến nay, trừ các tháng 6 và 7, thời gian còn lại giá cà chua đều xuống rất thấp. Nguyên nhân được một số thương lái đang thu mua loại nông sản này tại Đơn Dương cho biết, trên thị trường hiện đang “khủng hoảng thừa” cà chua.