Mô hình lúa VietGap đầu tiên ở Bắc Ninh
Là vùng chuyên canh lúa hàng hóa từ năm 2010, thôn Đức Lân, xã Yên Phụ, huyện Yên Phong có đến 90% diện tích trồng các loại lúa nếp, trong đó chủ đạo là giống Nếp cái hoa vàng, BM9603, PD2… Tuy nhiên, do đầu ra không ổn định, giá cả phụ thuộc nhiều vào thị trường sau thu hoạch nên việc sản xuất lúa nếp hàng hóa vẫn chưa đem lại hiệu quả kinh tế như mong muốn cho địa phương thuần nông này.
Vụ mùa năm 2013, được sự tư vấn của Viện Bảo vệ thực vật Trung ương, HTX Đức Lân thử nghiệm xây dựng mô hình sản xuất lúa nếp hàng hóa theo tiêu chuẩn VietGap với quy mô 50ha. Để quá trình thực hiện mô hình luôn được theo dõi sát sao, HTX đã thành lập riêng một Ban quản lý về sản xuất lúa VietGap dưới sự kiểm tra của Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng 1.
Theo đó, từng đội sản xuất nhỏ như đội vệ sinh môi trường, đội phòng trừ sâu bệnh... lập sơ đồ, khoanh vùng từng diện tích, từng loại giống để dễ dàng trong việc chăm sóc, quản lý. Bên cạnh đó, Ban quản lý cũng cho xây dựng các bể chứa bao bì thuốc bảo vệ thực vật, phân bón để giữ gìn vệ sinh môi trường. Cùng với HTX, người dân cũng chủ động thăm đồng, phòng trừ dịch hại, trao đổi kỹ thuật với các cán bộ và nông dân khác.
Related news
Xưa nay, nhiều hộ có ao ở ấp 6, xã Sông Trầu (huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) chỉ nuôi cá tạp. Gần đây, một số nông dân trong ấp đã chuyển sang nuôi cá chép Nhật đem lại hiệu quả khá cao.
Hiện nay, nông dân ở huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) đang thu hoạch ớt. Sản lượng ớt năm nay tăng cao nên nhiều nông dân rất vui mừng, phấn khởi.
Chuyện nghiên cứu lai tạo thành công các giống lúa mới hiện nay không phải là hiếm, nhưng một người dân ở huyện Long Mỹ (Hậu Giang) nghiên cứu lai tạo thành công nhiều giống lúa đạt chuẩn được xem là một tâm điểm thu hút sự chú ý của giới nông dân và các nhà khoa học. Người chúng tôi muốn nói đến là ông Phan Văn Oanh (Mười Oanh), ở ấp Bình Thuận, xã Long Bình.
Cam sành là một trong những trái cây đặc sản của huyện Cái Bè (Tiền Giang), hiện tại giá giảm mạnh, thương lái thu mua tại vườn loại đặc biệt từ 10 - 11 ngàn đồng/kg, loại nhất từ 8 - 9 ngàn đồng/kg, còn cam loại 2, 3 có giá từ 2 - 3 ngàn đồng/kg, thấp hơn từ 15 - 22 ngàn đồng/kg so cách đây gần 2 tháng qua. Với giá như hiện nay, người trồng cam sành ở huyện Cái Bè thua lỗ nặng.
Hàng loạt hộ dân vùng ven biển huyện Hòa Bình (Bạc Liêu) tận dụng lòng kênh xáng nội đồng để nuôi sò huyết. Cách làm mới lạ này đã giúp nhiều hộ kiếm hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng sau mỗi vụ nuôi…