Cần quy hoạch lại vùng sản xuất sắn tại Tây Nguyên
Mở rộng diện tích trồng sắn ở Tây Nguyên
Theo cảnh báo của các nhà khoa học, việc trồng sắn của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên trong thời gian qua, phần lớn được trồng trên vùng đất dốc, đất xấu nhưng trồng quảng canh, trong khi đó, Tây Nguyên hàng năm luôn có lượng mưa lớn, tập trung.
Nếu không quan tâm đến thâm canh và các giải pháp kỹ thuật trong canh tác, bảo vệ đất thì nguy cơ mất đất, không thể canh tác lâu dài là rất cao.
Do vậy, các nhà khoa học đã khuyến cáo các tỉnh Tây Nguyên sớm quy hoạch lại vùng sản xuất sắn, đầu tư thâm canh tăng hiệu quả sản xuất và hạn chế thoái hóa đất.
Trước mắt, các tỉnh Tây Nguyên đã phối hợp với Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ tuyển chọn một số giống sắn mới như SM 937-26, KM 140, KM 98-5, KM 98-7, KM 419… có năng suất cao, thay thế dần các giống sắn cũ đã bị thoái hóa, nhiễm bệnh chổi rồng.
Các tỉnh Tây Nguyên cũng đã hướng dẫn đồng bào các dân tộc khi trồng sắn sau khi cày xới cần bón lót cho mỗi héc ta trên 5 tấn phân chuồng ủ hoai mục và bón thúc phân N.P.K cân đối, hợp lý.
Theo khuyến cáo, 1 ha sắn, đồng bào bón thúc từ 80 kg đạm, 40 kg lân, 80 kg kali trở lên kết hợp với làm cỏ xáo xới đất.
Cần tổ chức luân canh, xen canh, rải vụ, trồng sắn theo đường đồng mức (trên đất dốc) và cây trồng luân canh, xen canh là các loại cây họ đậu, cây che phủ đất nhằm giữ ẩm, hạn chế xói mòn và bổ sung chất hữu cơ cho đất.
Hiện nay, các tỉnh Tây Nguyên có gần 151.000 ha sắn, với sản lượng trên 2,6 triệu tấn củ, chiếm khoảng 26,2% sản lượng sắn cả nước.
Đây cũng là vùng trọng điểm sản xuất sắn của cả nước; trong đó, tỉnh Gia Lai là địa phương có diện tích, sản lượng sắn nhiều nhất so với các tỉnh Tây Nguyên với gần 62.000 ha và sản lượng mỗi năm đạt trên 1,1 triệu tấn.
Có thể bạn quan tâm
Trên địa bàn huyện Thanh Ba có 12 doanh nghiệp sản xuất, chế biến chè phân bố trên 9 xã, thị trấn và 110 cơ sở chế biến chè mi ni (công suất dưới 500kg chè búp/ngày) tập trung ở một số xã: Năng Yên, Quảng Nạp, Khải Xuân…
Về Minh Tiến, huyện Đoan Hùng lần này chúng tôi thấy nhiều hộ dân treo biển thông báo bán cây đinh lăng giống. Qua tìm hiểu với chính quyền địa phương được biết, từ vài năm gần đây, nhiều hộ dân trồng cây đinh lăng đã vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.
Bên cạnh đó, ngành cần tổ chức tốt việc phân tuyến, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân, tránh lây nhiễm chéo trong các cơ sở y tế. Sở NN&PTNT tăng cường giám sát, phát hiện sớm các ổ dịch ở động vật, đặc biệt là bệnh cúm ở gia cầm, xử lý triệt để ổ dịch, không để lây nhiễm sang người…
UBND tỉnh vừa đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính thẩm định nguồn vốn và phần vốn ngân sách Trung ương đối với dự án xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi thủy sản tập trung xã Tam Tiến, huyện Núi Thành. Dự án do Sở NN&PTNT làm chủ đầu tư, được xây dựng trên diện tích đất tạm thời là 5ha, còn diện tích đất sử dụng vĩnh viễn là 40ha với tổng mức đầu tư gần 42,8 tỷ đồng.
Thành ủy Hội An vừa tổ chức hội nghị sơ kết đánh giá 5 năm thực hiện Kết luận 61 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Quyết định 673 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam.