Tiêu thụ nông sản nông dân, doanh nghiệp không tin nhau, thương lái được nhờ
Bao năm qua, kết nối giữa sản xuất và tiêu thụ của nông dân và doanh nghiệp không mấy khi gặp được nhau, bởi chưa đạt được sự thống nhất, thiếu tin tưởng lẫn nhau. Kết quả, đa phần lợi nhuận trong chuỗi giá trị rơi vào tay… thương lái.
Câu chuyện tiêu thụ sản phẩm của ngành chăn nuôi nói riêng, nông sản nói chung bao năm qua vẫn gặp nhiều khó khăn.
Người nông dân không có khả năng kiểm soát được toàn bộ quá trình sản xuất từ A đến Z, luôn bị rủi ro về mặt thị trường, bị ép giá…
Ngay từ khi việt Nam chưa hội nhập sâu rộng, ngành chăn nuôi đã điêu đứng trong khâu tiêu thụ sản phẩm.
Không tin nhau, hợp đồng đổ bể
Thời gian qua, có rất nhiều chương trình liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp được ký kết nhằm kết nối trực tiếp giữa người bán và người mua, nhưng vì nhiều lý do, hợp đồng đổ bể.
Câu chuyện gặp khó trong tiêu thụ nông sản ở Thái Bình được ông Quách Thước, Chủ tịch Hiệp hội Gia cầm và trang trại nông nghiệp Thái Bình, chia sẻ: "
Để tháo gỡ khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi cho hội viên Hiệp hội Chăn nuôi gia và trang trại Thái Bình và nông dân, Sở NN&PTNT Hà Nội và Sở NN&PTNT Thái Bình đã ký kết "Thỏa thuận phối hợp về phòng chống dịch bệnh kiểm soát giết mổ động vật và sản phẩm động vật" vào ngày 7/12/2012.
Theo đó, nhiều sản phẩm có thể mạnh ở Thái Bình như: gà ri thả vườn, lợn siêu nạc, ngao biển, tôm, thanh long ruột đỏ, trứng gà… là thực phẩm sạch (an toàn dịch bệnh) được lựa chọn đưa vào Hà Nội".
Sở Công Thương hai tỉnh Thái Bình, Hà Nội đã tổ chức cho gần 40 doanh nghiệp chuyên kinh doanh thực phẩm tại Hà Nội, bao gồm các lãnh đạo nhà hàng, siêu thị, các chợ đầu mối, các xí nghiệp về Thái Bình, xuống tận các trang trại chăn nuôi xem thực tế.
Mọi việc coi như đã hoàn tất. Bên sản xuất và bên tiêu thụ không còn gì vướng mắc, đã đi đến ký kết hợp đồng giữa bên mua và bên bán là các trang trại.
Việc tiêu thụ nông sản của nông dân vẫn trông chờ chính và thương lái
Tuy nhiên, hợp đồng cũng chỉ thực hiện được một vài chuyến hàng rồi hủy bỏ, lý do chủ yếu là do cơ chế. Bởi, các trang trại không thể cạnh tranh nổi với thương lái vì giá cả (thương lái chở hàng về Hà Nội lo tiêu thụ rất giỏi, chi phí ít hơn các trang trại rất nhiều, mặt hàng rất đầy đủ, thời gian giao hàng nhanh hơn).
Hợp tác giữa nông dân và doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm không chỉ gặp khó bởi cơ chế, khả năng "nhanh nhẹn" của nông dân so với thương lái, mà còn bắt nguồn từ sự thiếu tin tưởng giữa hai bên (nông dân - doanh nghiệp).
Đại diện của Sở NN&PTNT An Giang cho biết tại An Giang, mặc dù cơ quan chức năng đã cố gắng tạo mọi điều kiện mời gọi các doanh nghiệp gặp gỡ các tổ hợp tác để thảo luận, nêu lên những vướng mắc, những khó khăn giữa hai bên, nhưng kết quả vẫn chưa có hợp đồng ký kết giữa hai bên cho cả đầu vào và đầu ra của sản phẩm.
Nguyên nhân chính là chưa có sự đồng thuận giữa người chăn nuôi và doanh nghiệp.
Chẳng hạn đối với vịt thịt, doanh nghiệp đưa ra hai phương thức thu mua; tại chuồng nuôi hoặc tại nhà máy giết mổ gia cầm. Người chăn nuôi không quen vận chuyển và lo lắng sẽ gặp khó khăn vì bị doanh nghiệp ép giá.
Ngược lại, doanh nghiệp thu mua tại chuồng lo người nuôi cho ăn để tăng khối lượng vịt, vịt sẽ bị chết khi vận chuyển.
Kinh phí chưa dành đúng đối tượng
Một trong những vấn đề khiến nông dân và doanh nghiệp khó bắt tay hợp tác là lợi nhuận cũng không được phân phối hợp lý.
Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nam, toàn tỉnh Hà Nam hiện có 20 trang trại chăn nuôi gà thịt trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm với quy mô từ 5.000 - 30.000 con và 12 trang trại chăn nuôi lợn nái, lợn thịt với quy mô từ 600 - 5.000 con, được thực hiện theo hình thức nông dân chăn nuôi gia công chuỗi liên kết khép kín trong sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Chuỗi khép kín này chủ yếu được thực hiện tại là các công ty lớn như CP, JAPFA, RTD… với ưu điểm là người chăn nuôi tham gia chuỗi có thu nhập ổn định, lợi nhuận ít bị biến động bởi giá cả thị trường.
Tuy nhiên, lợi nhuận giữa các mắt xích trong chuỗi chưa hài hòa, tỷ lệ lợi nhuận của người chăn nuôi thấp (khoảng 8,2%), lợi nhuận chủ yếu thuộc doanh nghiệp.
Con đường đi tìm cái "bắt tay" giữa nông dân và doanh nghiệp dường như "bế tắc". Và trong câu chuyện này, thương lái lại là đối tượng được hưởng lợi, còn nông dân là người chịu thiệt thòi nhiều nhất.
Ông Quách Thước cho rằng có một nghịch lý là Bộ NN&PTNT luôn kêu gọi nông dân ra sức phát triển chăn nuôi để rồi không biết bán cho ai.
Nhiều nông dân phá sản vì sản phẩm ế ẩm, kêu cứu mà không thấy ai chịu trách nhiệm. Hiệp hội là tổ chức của những người nông dân chăn nuôi, muốn có kinh phí để đi tìm kiếm thị trường, thì không có tiền.
Nguồn vốn đó lại được cấp cho những người bán hàng (ngành công thương). Những sự tréo ngoe đó, người chăn nuôi chỉ biết cam chịu, kêu không ai giải quyết.
Để tiêu thụ sản phẩm hiệu quả, nhiều ý kiến cho rằng Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ xây dựng các chuỗi liên kết trong chăn nuôi.
Đây là mô hình đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng thành công, trong đó doanh nghiệp ký hợp đồng chăn nuôi với người nông dân.
Sản phẩm chăn nuôi khi xuất chuồng được đưa đến nhà máy giết mổ kết nối với nơi chế biến rồi đưa ra thị trường bán lẻ hoặc siêu thị thành một chuỗi khép kín từ trang trại đến bàn ăn.
Có thể bạn quan tâm
Thời điểm này tại Cà Mau, giá dừa thương lái thu mua tại vườn giảm mạnh so với hồi đầu năm. Từ chỗ 60.000-70.000 đồng/chục dừa (tương đương 12 trái dừa), nay giá bán giảm còn 45.000-50.000 đồng/chục.
Nuôi rươi thương phẩm ít rủi ro, đầu tư thấp nhưng lợi nhuận khá cao. Nơi có bãi triều phù hợp, rươi là đối tượng nuôi phù hợp cho phát triển kinh tế, góp phần xóa đỏi giảm ngèo.
Mặc dù đất quy định để trồng lúa, nhưng vài năm qua nhiều nông dân TP.HCM đã không trồng lúa trên diện tích đó mà chuyển sang nuôi, trồng các loại cây, con khác.
Ở TP. HCM xuất hiện ngày càng nhiều mô hình nông nghiệp đô thị với giá trị sản xuất tới cả tỷ đồng/ha mỗi năm, nổi bật là mô hình sản xuất hoa lan với nhiều vườn lan tiền tỷ. Đây được coi là hướng chuyển đổi sản xuất nông nghiệp đô thị phù hợp trong điều kiện hiện nay.
Phát triển cá lồng trên biển đang tạo giá trị lớn cho người dân. Tuy nhiên, hạn chế là vấn đề thiệt hại trong nuôi trồng vẫn cao; việc đưa ra giải pháp về quy hoạch lại vùng nuôi, kiểm soát mức độ cho ăn, con giống… được quan tâm hàng đầu hiện nay.