Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Lồng Lưới - Hướng Đi Mới Cho Cây Rong Sụn Ở Cam Ranh (Khánh Hòa)

Mô Hình Lồng Lưới - Hướng Đi Mới Cho Cây Rong Sụn Ở Cam Ranh (Khánh Hòa)
Ngày đăng: 07/11/2013

Với đặc điểm dễ trồng và mau chóng cho thu hoạch, rong sụn đã được nhiều hộ dân ở phường Cam Phúc Bắc TP Cam Ranh (Khánh Hòa) áp dụng nuôi trồng từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, với phương pháp trồng dây đơn trên đáy hiện tại bà con cần phải chăm sóc rất kỹ lưỡng mới mong có lãi sau thu hoạch. Tiếp tục áp dụng thành công từ việc triển khai thí điểm dự án "Trồng rong sụn trong lồng lưới" do Trung tâm Khuyến nông quốc gia hỗ trợ đầu tư, đến nay, mô hình trồng rong sụn của các hộ dân ở phường Cam Phúc Bắc, Cam Ranh đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực.

Ông Lê Văn Hoàng ở phường Cam Phúc Bắc, thành phố Cam Ranh gắn bó với cây rong sụn hơn 10 năm nay. Phương pháp ban đầu ông tiến hành trồng là dây đơn trên đáy. Hai vụ sản xuất gần đây, từ sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, ông và một số hộ dân ở địa phương đã thử nghiệm trồng rong sụn trong lồng lưới. Nhờ việc hạn chế thất thoát rong trong quá trình sản xuất, mô hình trồng rong sụn bằng lồng lưới đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với phương pháp sử dụng dây đơn. Không chỉ cải thiện về mặt năng suất khi thu hoạch, mà chất lượng rong trồng bằng phương pháp mới cũng luôn được đảm bảo tốt hơn cách làm trước đây ông Hoàng áp dụng.

Ông Lê Văn Hoàng chia sẻ: "Nuôi rong trong lồng lưới để giảm bớt cá, hoặc là giảm bớt sự thất thoát. Rong sụn khi rụng sẽ không bị trôi dạt, ngoài ra một số rong vụn mình mua về làm giống bán giá rất cao, trong khi rong vụn đem phơi rất phí nên lấy lồng, bỏ rong vụn vô thì khoảng 20 - 25 ngày sau sẽ có một lượng giống lớn".

Với 1 tấn rong giống ban đầu (trị giá hơn 7 triệu đồng) theo phương pháp dây đơn trên đáy, sau 6 tháng, nếu thuận lợi sẽ cho thu hoạch khoảng 30 tấn rong tươi, tương đương với 4 tấn rong khô; còn khi trồng trong lồng lưới, bà con sẽ thu hoạch hơn 50 tấn rong tươi (tương đương 7 tấn rong khô). Hiện với giá bán 17.000 đồng/kg, sau khi trừ đi chi phí, sản lượng rong khô áp dụng theo phương pháp mới sẽ mang lại lợi nhuận hàng trăm triệu đồng cho bà con nông dân. Hơn nữa, nhờ được lồng lưới bảo vệ nên khoảng 2 tháng sau khi trồng, rong sụn sẽ nhanh chóng cho thu hoạch lứa đầu tiên.

Ông Trương Văn Sa Tăng - Chủ tịch Hội Nông dân phường Cam Phúc Bắc, TP Cam Ranh cho biết: "Mô hình trồng rong sụn các nhà khoa học đã tính đến, vì không tốn nhiều công sức về cho ăn, bảo quản đầu tư, duy nhất chỉ tốn công lao động, thu hút rất nhiều công lao động để bà con làm cho rong sạch để phát triển. Điều kiện ở Cam Ranh cây rong gần như phát triển được 4 mùa, không bị ảnh hưởng bởi thời tiết; về rong sụn địa phương cũng xác định đây là mô hình giúp cho bà con thoát nghèo bền vững".

Rong sụn phát triển tốt ở các vùng nước lưu chuyển thông thoáng và thường xuyên. Nước bị tù hay sự di chuyển kém làm cho tốc độ phát triển của rong chậm lại và có thể bị tàn lụi. Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát triển cũng như chất lượng của rong khi tiến hành trồng. Thông thường, rong sinh trưởng ở nhiệt độ từ 26 – 30 độ C; khi nhiệt độ cao hơn 30 độ C rong sẽ phát triển chậm lại. Nếu nhiệt độ thấp trong khoảng 15 - 18 độ C thì rong ngừng phát triển và có thể bị chết. Như vậy, để rong sụn trồng theo phương pháp lồng lưới sinh trưởng và phát triển tốt nhất, người nuôi cần chú ý đến các yếu tố: nhiệt độ, độ mặn và độ lưu chuyển của nước.


Có thể bạn quan tâm

Ngành chăn nuôi đón “sóng” TPP Ngành chăn nuôi đón “sóng” TPP

Với mức thuế suất được đưa về 0% khi gia nhập TPP, nhiều sản phẩm chăn nuôi chủ lực của Việt Nam vốn đã trong guồng quay “năng suất thấp, giá thành cao” lại càng thêm thách thức bị cạnh tranh mạnh mẽ bởi các sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực. Điều này gây ra nhiều lo lắng cho người chăn nuôi trước nguy cơ thua ngay trên sân nhà.

18/04/2015
Xây “biệt thự” bò sữa tại Hà Nam Xây “biệt thự” bò sữa tại Hà Nam

Ngày 15-4, đại diện Công ty NutiFood cho biết sẽ xây một trại bò sữa kiểu mẫu tại tỉnh Hà Nam với sự hỗ trợ kỹ thuật của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai để nông dân đến tham quan học tập và ứng dụng.

18/04/2015
Cần xây dựng thương hiệu mật ong hoa nhãn Hưng Yên Cần xây dựng thương hiệu mật ong hoa nhãn Hưng Yên

Mật ong hoa nhãn là đặc sản của Hưng Yên, được thị trường ưa chuộng, giá cao hơn so với các loại mật khác từ 30 – 50 nghìn đồng/kg. Việc xây dựng thương hiệu cho mật ong hoa nhãn Hưng Yên sẽ giúp loại đặc sản này khẳng định uy tín, chất lượng, thêm cơ hội vươn ra thị trường rộng lớn.

18/04/2015
Hướng phát triển kinh tế bền vững của nông dân Hòa Hiệp (Dak Lak) Hướng phát triển kinh tế bền vững của nông dân Hòa Hiệp (Dak Lak)

Xây dựng mô hình trang trại chăn nuôi tổng hợp đang được nhiều nông dân trên địa bàn xã Hòa Hiệp (huyện Cư Kuin, tỉnh Dak Lak) lựa chọn không chỉ giúp phát triển kinh tế hộ gia đình, nâng cao thu nhập mà còn giải quyết việc làm cho nhiều lao động và phát huy thế mạnh của địa phương góp phần tích cực vào xây dựng nông thôn mới.

18/04/2015
Sử dụng chất thải chăn nuôi làm thức ăn cho cá không đúng cách lợi bất cập hại Sử dụng chất thải chăn nuôi làm thức ăn cho cá không đúng cách lợi bất cập hại

Do sử dụng chất thải chăn nuôi làm thức ăn cho cá không đúng cách, nước ao hồ tại nhiều vùng nuôi trồng thủy sản tập trung trong tỉnh Bắc Giang đang bị ô nhiễm nặng. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho dịch bệnh ở cá liên tiếp xảy ra, nhất là vào mùa nắng nóng gây thiệt hại không nhỏ cho người chăn nuôi và nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm.

18/04/2015