Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Lồng Lưới - Hướng Đi Mới Cho Cây Rong Sụn Ở Cam Ranh (Khánh Hòa)

Mô Hình Lồng Lưới - Hướng Đi Mới Cho Cây Rong Sụn Ở Cam Ranh (Khánh Hòa)
Publish date: Thursday. November 7th, 2013

Với đặc điểm dễ trồng và mau chóng cho thu hoạch, rong sụn đã được nhiều hộ dân ở phường Cam Phúc Bắc TP Cam Ranh (Khánh Hòa) áp dụng nuôi trồng từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, với phương pháp trồng dây đơn trên đáy hiện tại bà con cần phải chăm sóc rất kỹ lưỡng mới mong có lãi sau thu hoạch. Tiếp tục áp dụng thành công từ việc triển khai thí điểm dự án "Trồng rong sụn trong lồng lưới" do Trung tâm Khuyến nông quốc gia hỗ trợ đầu tư, đến nay, mô hình trồng rong sụn của các hộ dân ở phường Cam Phúc Bắc, Cam Ranh đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực.

Ông Lê Văn Hoàng ở phường Cam Phúc Bắc, thành phố Cam Ranh gắn bó với cây rong sụn hơn 10 năm nay. Phương pháp ban đầu ông tiến hành trồng là dây đơn trên đáy. Hai vụ sản xuất gần đây, từ sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, ông và một số hộ dân ở địa phương đã thử nghiệm trồng rong sụn trong lồng lưới. Nhờ việc hạn chế thất thoát rong trong quá trình sản xuất, mô hình trồng rong sụn bằng lồng lưới đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với phương pháp sử dụng dây đơn. Không chỉ cải thiện về mặt năng suất khi thu hoạch, mà chất lượng rong trồng bằng phương pháp mới cũng luôn được đảm bảo tốt hơn cách làm trước đây ông Hoàng áp dụng.

Ông Lê Văn Hoàng chia sẻ: "Nuôi rong trong lồng lưới để giảm bớt cá, hoặc là giảm bớt sự thất thoát. Rong sụn khi rụng sẽ không bị trôi dạt, ngoài ra một số rong vụn mình mua về làm giống bán giá rất cao, trong khi rong vụn đem phơi rất phí nên lấy lồng, bỏ rong vụn vô thì khoảng 20 - 25 ngày sau sẽ có một lượng giống lớn".

Với 1 tấn rong giống ban đầu (trị giá hơn 7 triệu đồng) theo phương pháp dây đơn trên đáy, sau 6 tháng, nếu thuận lợi sẽ cho thu hoạch khoảng 30 tấn rong tươi, tương đương với 4 tấn rong khô; còn khi trồng trong lồng lưới, bà con sẽ thu hoạch hơn 50 tấn rong tươi (tương đương 7 tấn rong khô). Hiện với giá bán 17.000 đồng/kg, sau khi trừ đi chi phí, sản lượng rong khô áp dụng theo phương pháp mới sẽ mang lại lợi nhuận hàng trăm triệu đồng cho bà con nông dân. Hơn nữa, nhờ được lồng lưới bảo vệ nên khoảng 2 tháng sau khi trồng, rong sụn sẽ nhanh chóng cho thu hoạch lứa đầu tiên.

Ông Trương Văn Sa Tăng - Chủ tịch Hội Nông dân phường Cam Phúc Bắc, TP Cam Ranh cho biết: "Mô hình trồng rong sụn các nhà khoa học đã tính đến, vì không tốn nhiều công sức về cho ăn, bảo quản đầu tư, duy nhất chỉ tốn công lao động, thu hút rất nhiều công lao động để bà con làm cho rong sạch để phát triển. Điều kiện ở Cam Ranh cây rong gần như phát triển được 4 mùa, không bị ảnh hưởng bởi thời tiết; về rong sụn địa phương cũng xác định đây là mô hình giúp cho bà con thoát nghèo bền vững".

Rong sụn phát triển tốt ở các vùng nước lưu chuyển thông thoáng và thường xuyên. Nước bị tù hay sự di chuyển kém làm cho tốc độ phát triển của rong chậm lại và có thể bị tàn lụi. Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát triển cũng như chất lượng của rong khi tiến hành trồng. Thông thường, rong sinh trưởng ở nhiệt độ từ 26 – 30 độ C; khi nhiệt độ cao hơn 30 độ C rong sẽ phát triển chậm lại. Nếu nhiệt độ thấp trong khoảng 15 - 18 độ C thì rong ngừng phát triển và có thể bị chết. Như vậy, để rong sụn trồng theo phương pháp lồng lưới sinh trưởng và phát triển tốt nhất, người nuôi cần chú ý đến các yếu tố: nhiệt độ, độ mặn và độ lưu chuyển của nước.


Related news

Lãi Cao Từ Trồng Đậu Bắp Trên Đất Lúa Lãi Cao Từ Trồng Đậu Bắp Trên Đất Lúa

Do nghề trồng lúa gặp nhiều khó khăn, thu nhập bấp bênh nên nhiều nông dân An Giang đã chuyển đổi sang trồng đậu bắp Nhật trên đất lúa, thu được hiệu quả cao.

Friday. August 9th, 2013
Thành Công Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính Thành Công Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính

Với kinh nghiệm 15 năm về nuôi và kinh doanh cá nước ngọt, mới đây anh Trần Danh Tựa, thôn 1, xã Trà Tân, huyện Đức Linh (Bình Thuận) đã thực hiện thành công mô hình ương giống cá rô phi đơn tính, mang lại lợi nhuận khá cao...

Saturday. August 10th, 2013
Làm Giàu Nhờ Nuôi Dông Làm Giàu Nhờ Nuôi Dông

Anh là người tiên phong, cũng là người giúp nông dân trong xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) nhân rộng mô hình nuôi dông (kỳ nhông) trên cát. Anh là Phạm Khắc Bảo (25 tuổi, thôn Hải Triều, xã Cam Hải Đông) chủ một trại nuôi dông có giá trị lên đến cả tỷ đồng.

Saturday. August 10th, 2013
Nhà Máy Chậm Tiến Độ, Người Trồng Sắn Phú Thọ Lao Đao Nhà Máy Chậm Tiến Độ, Người Trồng Sắn Phú Thọ Lao Đao

Tình trạng đình trệ thi công nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học tại Phú Thọ đang khiến hàng trăm hộ nông dân của vùng nguyên liệu trồng sắn rơi vào cảnh bấp bênh khi thiếu đầu ra tiêu thụ.

Saturday. August 10th, 2013
Lại Xảy Ra “Bắp Không Hạt” Ở Huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) Lại Xảy Ra “Bắp Không Hạt” Ở Huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai)

Theo lãnh đạo UBND xã Vĩnh Tân (huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai), trên địa bàn xã có 11 hộ ở ấp 5 bị tình trạng “bắp không hạt” với diện tích gần 4 hécta.

Saturday. August 10th, 2013