Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Anh Nguyễn Văn Thạo Xử Lý Sầu Riêng Nghịch Vụ Lợi Nhuận 150 Triệu Đồng/năm

Anh Nguyễn Văn Thạo Xử Lý Sầu Riêng Nghịch Vụ Lợi Nhuận 150 Triệu Đồng/năm
Ngày đăng: 05/07/2013

Nhiều năm liền, anh Nguyễn Văn Thạo ở ấp Mỹ Thạnh B, xã Long Tiên (Tiền Giang) chủ động xử lý sầu riêng ra hoa trái vụ, khắc phục tình trạng "được mùa, rớt giá", góp phần nâng cao mức sống gia đình.

Năm 2004 sau khi có hệ thống ô bao khép kín, anh Thạo mạnh dạn vay vốn Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện 25 triệu đồng thuê nhân công lên liếp 5 công ruộng sản xuất 3 vụ lúa/năm hiệu quả kinh tế thấp chuyển sang trồng 120 gốc sầu riêng hạt lép giống Ri 6 và Monthong, dưới ruộng trồng lúa kết hợp rau màu theo phương thức lấy ngắn nuôi dài, tận dụng rơm rạ ủ oai làm phân bón giúp cây phát triển tốt, khi cây được 4 năm tuổi anh đào mương để tiện việc chăm sóc.

Sau 5 năm vườn sầu riêng cho thu nhập ổn định, vụ đầu anh để mỗi cây khoảng 30 trái, bán giá 20.000 đồng/kg, trừ chi phí thu lãi 80 triệu đồng, hoàn trả vốn lãi cho ngân hàng. Theo anh, nếu để sầu riêng ra hoa mùa thuận, hàng dội chợ, bán giá không cao. Thông qua tập huấn khuyến nông và học tập các mô hình sản xuất đạt hiệu quả ở địa phương, anh Thạo chủ động xử lý cho cây ra hoa trái vụ.

Anh cho biết: Sau khi thu hoạch xong vụ sầu riêng, tỉa bỏ chồi, cành vô hiệu, bón thúc phân, chú trọng bón nhiều phân chuồng và cho cây ngưng mang trái 1 năm, nhằm giúp cây phục hồi tốt. Mỗi năm anh luân canh xử lý 50% diện tích sầu riêng ra hoa trái vụ, với cách làm này vườn sầu riêng của anh phát triển xanh tốt, hạn chế suy cây và bệnh xì mủ trên cây sầu riêng. Năng suất đạt 25 tấn/ha, giá bán bình quân 30.000 đồng/kg, trừ chi phí thu lãi 150 triệu đồng/năm.

Với những kinh nghiệm tích luỹ được, anh sẵn lòng hướng dẫn kỹ thuật giúp nông dân địa phương cùng xử lý sầu riêng ra hoa trái vụ, nâng cao hiệu quả vườn chuyên canh. Qua tích lũy, anh sang thêm 3 công ruộng, tiếp tục chuyên canh cây sầu riêng và xây dựng nhà ở khang trang, đủ tiện nghi. Anh Nguyễn Văn Thạo đã thoát nghèo vươn lên ổn định cuộc sống.


Có thể bạn quan tâm

Đắk Song Hội Thảo Mô Hình Trồng Rau Cải Bẹ Xanh An Toàn Đắk Song Hội Thảo Mô Hình Trồng Rau Cải Bẹ Xanh An Toàn

Ngày 26/11, Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư huyện Đắk Song tổ chức hội thảo đầu bờ, đánh giá mô hình trình diễn sản xuất rau cải bẹ xanh an toàn tại hộ bà Trần Thị Thu ở thôn 8, xã Thuận Hà với quy mô 1.000 m2.

27/11/2014
Chống Hạn Ở Đại Lộc Chống Hạn Ở Đại Lộc

Những ngày này, người dân thôn Ngọc Kinh Đông (Đại Hồng, Đại Lộc) đứng ngồi không yên bởi hàng chục héc ta hoa màu ven sông có nguy cơ héo rũ. Nắng hè rát bỏng, nguồn nước khô kiệt đã khiến những cánh đồng bắp, đậu xanh, ớt, dưa… ven sông héo rũ, còi cọc vì thiếu nước. Thăm đồng khi đã xế chiều, ông Trần Ngọc Bích ngao ngán: “Hai sào ruộng đã bỏ hoang, nay tới cả 2 sào màu của gia đình cũng bị chết héo.

24/06/2014
Ia Grai Xây Dựng Vùng Chuyên Canh Cây Công Nghiệp Bền Vững Ia Grai Xây Dựng Vùng Chuyên Canh Cây Công Nghiệp Bền Vững

Khí hậu huyện Ia Grai được chia ra làm 2 vùng khá rõ rệt. Các xã phía Đông có độ cao trên 600 mét so với mực nước biển, phù hợp với cây cà phê. Vùng phía Tây thấp hơn, nhiệt độ nóng hơn, phù hợp với cây cao su và điều. Đến nay, sự phát triển mạnh mẽ của các loại cây công nghiệp đã góp phần rất lớn trong sự phát triển kinh tế-xã hội của huyện biên giới này.

27/11/2014
HTX Hạnh Quang Từng Bước Đưa Chè Shan Tuyết Cổng Trời Thành Thương Hiệu Uy Tín HTX Hạnh Quang Từng Bước Đưa Chè Shan Tuyết Cổng Trời Thành Thương Hiệu Uy Tín

Vì vậy, năng suất lao động không cao, chất lượng chè thấp, lượng tiêu thụ sản phẩm ra thị trường còn hạn chế. Chè của HTX sản xuất ra chủ yếu là chè khô, đóng bao bì không có nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu sản phẩm, nên chỉ bán được ở địa bàn trong huyện hoặc các mối lái quen biết.

27/11/2014
Cư Dân Đảo Hòn Chuối Tiếp Tục Mở Rộng Mô Hình Nuôi Cá Bè Cư Dân Đảo Hòn Chuối Tiếp Tục Mở Rộng Mô Hình Nuôi Cá Bè

Mặc dù thời gian qua, một số hộ dân sinh sống trên đảo Hòn Chuối (Cà Mau) làm nghề nuôi cá bớp lồng bè gặp khó khăn về đầu ra cho sản phẩm, nhưng xét thấy nghề nuôi cá lồng bè vẫn mang lại hiệu quả nên cư dân trên đảo tiếp tục đóng bè nuôi cá.

25/06/2014