Mô hình liên kết 4 nhà trong sản xuất lúa tôm

Mô hình được triển khai với diện tích 200 ha, có 200 hộ dân tại ấp 5, xã Trí Lực, huyện Thới Bình tham gia. Trong đó, cán bộ khuyến nông – khuyến ngư trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật cho bà con, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Trúc Anh cung cấp tôm giống, vật tư, thuốc, hóa chất cho nông dân với giá ưu đãi.
Nhìn chung, năng suất tôm của mô hình liên kết 4 nhà đạt trên 300 kg/ha/vụ, tăng 50 – 70 kg/ha so với nông dân nuôi bên ngoài. Với mô hình này, nhiều bà con có mức thu nhập vượt ngưỡng 70 triệu đồng/ha, cao hơn nhiều so với nuôi tôm quảng canh truyền thống, từ đó đem về nguồn thu nhập đáng kể cho bà con nông dân.
Dịp này, bà con nông dân đã tham quan mô hình tôm nuôi của hộ ông Nguyễn Chí Tài và được nghe báo cáo tham luận của 2 hộ dân tham gia chuẩn bị thu hoạch. Đồng thời có những ý kiến trao đổi với cán bộ tỉnh, huyện về những vấn đề gặp khó trong quá trình nuôi tôm.
Có thể bạn quan tâm

Nông dân Phạm Văn Hải, Ấp Tư, xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh phấn khởi nói: Vịt biển là giống vịt mới, rất thích nghi với vùng nuôi ven khu vực biển như ở Cầu Ngang. Đối với chăn nuôi vịt đòi hỏi phải đảm bảo nguồn nước trong quá trình phát triển của vịt, nếu như trước đây khi vào mùa khô thì nguồn nước ngọt trên các ao đìa không còn, vịt rất khó phát triển, do phần lớn là đất ngập mặn (ven biển).

Là một trong những ngành kinh tế quan trọng, nông nghiệp Việt Nam đang có những bước phát triển mạnh mẽ. Các doanh nghiệp đã đầu tư vào sản xuất chăn nuôi nay sẽ có thêm cơ hội thành công nhờ nguồn vốn cho vay xây dựng chuồng trại từ Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển TP.Hồ Chí Minh (HDBank).

Người chăn nuôi heo lại lâm vào tình trạng “điêu đứng” do giá heo thịt giảm mạnh. Liên tục trong gần 2 tháng qua, giá heo thịt giảm từ 4,7 triệu đồng/tạ xuống còn 3,4 - 4 triệu đồng/tạ. Hiện nhiều hộ chăn nuôi heo “tiến thoái lưỡng nan”, bởi heo đến thời kỳ xuất chuồng gặp phải lúc giá quá thấp, bán thì lỗ mà giữ lại chờ giá lên thì tốn thêm nhiều chi phí.

Trước đây, các hộ gia đình nông dân ở huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) chăn nuôi bò theo quy mô nhỏ lẻ, mỗi hộ thường nuôi từ 1 đến 2 con. Những năm trở lại đây, việc chăn nuôi bò mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững nên được các hộ gia đình đầu tư để phát triển đàn bò trên quy mô lớn, mỗi hộ nuôi từ 5 đến 10 con, nhiều hộ có đàn bò lên đến trên 20 con.

Xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa - Thanh Hóa) có tổng diện tích 200 ha nuôi trồng thủy sản, trong đó có 106 ha nuôi công nghiệp và 94 ha vùng ngoại đê. Đối với diện tích vùng ngoại đê, UBND xã Hoằng Phụ chỉ đạo chủ ao đầm nuôi đa con, đa canh và đa thời vụ, trong đó tôm sú, cua là đối tượng chính, đồng thời mở rộng diện tích nuôi bán thâm canh các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao như tôm he chân trắng, vẹm, ngao...