Mô Hình Hợp Tác Xã Giúp Bà Con Yên Tâm Nuôi Cá
Với hiệu quả kinh tế mang lại, trong những năm gần đây mô hình nuôi cá lóc thương phẩm trong ao đất phát triển mạnh, được nông dân Khu phố 2, Phường Vĩnh Lợi, Thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, hưởng ứng nuôi rất nhiều, trong số đó có hộ bà Phạm Thị Ém (số nhà 196 - đường Nguyễn Biểu) - một xã viên Hợp tác xã nuôi cá Thắng Lợi là một điển hình.
Trước khi nuôi cá gia đình bà sinh sống bằng nghề làm ruộng nhưng với diện tích nhỏ nên cuộc sống gặp khó khăn, từ khi Hợp tác xã (HTX) nuôi cá Thắng Lợi thành lập, gia đình bà đã chuyển sang đào ao nuôi cá với diện tích ban đầu 300m2 thả 10.000 con cá giống. Bà chọn con giống khỏe mạnh, kích cỡ đồng đều, không bị dị tật.
Để chủ động và ổn định, bà đã hợp đồng với xí nghiệp chế biến thủy sản mua phụ phẩm chế biến về xay cho cá ăn. Hàng ngày cho cá ăn, bà luôn quan sát và kiểm tra các sàng ăn để biết sức khỏe của cá và tăng giảm lượng thức ăn cho phù hợp.
Đồng thời, để đảm bảo môi trường nước nuôi không bị ô nhiễm bà thay nước hàng ngày, khoảng 20 – 30% lượng nước trong ao. Sau 5 tháng nuôi, gia đình bà thu hoạch cá, trừ các khoản chi phí còn lãi gần 24 triệu.
Không dừng lại ở đó, với sự quyết tâm với nghề nuôi cá lóc, bà đã đi học hỏi thêm kinh nghiệm nuôi cá lóc và tham gia các buổi tập huấn kỹ thuật, học tập qua sách báo, qua bạn bè, nay bà khá thành công trong mô hình nuôi cá lóc ở khu phố 02 phường Vĩnh Lợi.
Đến nay gia đình bà đã mở rộng thêm diện tích nuôi 825 m2 (2 ao), số lượng giống thả 60.000 con. Gia đình mướn thêm người vận chuyển, xay thức ăn, trông coi và bảo quản ao. Sau gần 5 tháng nuôi gia đình bà thu hoạch trên 13 tấn cá, với giá cá trong thời điểm đầu năm 2014 xuống chỉ còn 35.000 đồng/kg, bà thu gần 460 triệu đồng, trừ các khoản chi phí gia đình còn lãi gần 75 triệu đồng.
Bà Ém bộc bạch: “Mỗi vụ (5 tháng) nuôi cá như vậy trừ chi phí cải tạo, công chăm sóc, con giống, thức ăn, công thu hoạch tôi vẫn còn lãi, nếu như giá cả không xuống, giữ được như mọi năm thì còn lãi hơn nhiều, tuy nhiên nhờ có HTX hỗ trợ kỹ thuật nuôi, đảm bảo nguồn thức ăn và đầu ra sản phẩm nên gia đình vẫn tiếp tục nuôi cá các vụ tới”.
Hiện ở khu phố 2, phường Vĩnh Lợi có 20 hộ nuôi, những hộ nuôi này ngoài được đào tạo qua các lớp tập huấn, HTX nuôi thủy sản còn hợp đồng với xí nghiệp chế biến thủy sản để cung ứng nguồn thức ăn ổn định cho bà con. Với mô hình này không những giúp gia đình bà Ém mà còn tạo điều kiện cho các thành viên trong HTX nuôi cá đạt hiệu quả, mang lại nguồn thu nhập ổn định.
Có thể bạn quan tâm
Nhằm giúp người dân ấp Tân Phước, xã Tân Bình, TP.Tây Ninh chuyển đổi cây trồng trên vùng đất lúa kém hiệu quả, cách đây 3 năm, Hội Nông dân xã Tân Bình và Trạm BVTV TP.Tây Ninh đã chuyển một phần diện tích đất canh tác sang trồng kèo nèo, một loại thực vật phù hợp với đất sình lầy, bùn ẩm, có sức sống mạnh. Tuy nhiên, cái khó hiện nay là thị trường tiêu thụ kèo nèo đang rất bấp bênh...
Những con ruốc nhỏ bằng cây kim sau khi được đánh bắt từ biển được nhuộm màu đỏ gạch au trước khi đưa ra thị trường, trong đó đối tượng tiêu thụ có cả nhà máy SX mì tôm.
Đó là việc hàng trăm hộ dân của xã An Lạc thuộc huyện Sơn Động (Bắc Giang) đồng loạt tàn phá những cánh rừng ở sườn Tây của dãy Yên Tử, là khu bảo tồn thiên nhiên, trong đó huyện Sơn Động có hơn 10.000 ha rừng thuộc diện bảo vệ nghiêm ngặt, 7.000 ha rừng đặc dụng cực kỳ quan trọng. Mà mục đích của việc phá rừng này là để… trồng keo.
Ngoài yếu tố tôm nuôi chết sớm do bệnh gan tuỵ cấp thì thức ăn là một nguyên nhân gây bất lợi cho tôm, dẫn đến vụ nuôi không thành công như mong đợi. Do đó, việc quản lý thức ăn phải được người nuôi đặt lên hàng đầu, nhất là trong thời kỳ dịch bệnh hiện nay.
Song, các ngành chức năng vẫn không xác định được nguyên nhân tôm chết! Trước tình hình trên, một số doanh nghiệp nuôi tôm tại Bạc Liêu đã xây dựng và đầu tư mô hình nuôi tôm trong nhà kính theo công nghệ của Tập đoàn C.P (Thái Lan).