Vụ Cá Nuôi Lồng Bè Chết Ở Sông Trà Khúc Do Vi Khuẩn Aeromonas Sobria

Theo kết quả xét nghiệm của Cơ quan Thú y vùng IV, nguyên nhân dẫn đến cá chết hàng loạt thời gian qua của các hộ nuôi lồng bè trên sông Trà Khúc ở xã Tịnh Sơn (Sơn Tịnh - Quảng Ngãi) là do vi khuẩn gây bệnh đóm đỏ và hội chứng lở loét Aeromonas Sobria.
Đây là một trong 3 loài vi khuẩn gây nhiễm trùng ở động vật thuỷ sản. Đối với loài cá khi bị nhiễm loài vi khuẩn này thường có các biểu hiện như đốm đỏ xuất huyết, gốc vây xuất huyết, tia rách nát và cụt dần; vẩy dựng, rộp và bong ra, da xuất huyết.
Về mẫu nước, kết quả xét nghiệm cho thấy, các chỉ tiêu môi trường trong nước như độ PH, oxy hòa tan; A-mô-ni-ac đều nằm trong giới hạn cho phép theo Quy chuẩn về đảm bảo chất lượng mặt nước bảo vệ đời sống thủy sinh.
Để chữa bệnh cho cá bị nhiễm trùng do vi khuẩn Aeromonas Sobria, hạn chế việc cá chết tiếp tục xảy ra, Chi cục Thú y tỉnh khuyến cáo bà con thực hiện các biện pháp sau để điều trị cho cá khi cá bị nhiễm trùng do vi khuẩn Aeromonas Sobria.
Cá chết do bị nhiễm vi khuẩn Aeromonas Sobria.
- Nông dân phải thường xuyên vệ sinh lồng nuôi và các dụng cụ thao tác trong quá trình nuôi, đồng thời di chuyển lồng nuôi đến vị trí thích hợp để tạo môi trường sống tốt cho cá.
- Định kỳ dùng vôi bột treo ở đầu lồng, với liều lượng 2 kg/12m3 lồng, thời gian 2-3 ngày thay 1 lần
- Dùng thuốc tím KMnO4 với liều lượng 2 gam/m3 tắm cho cá trong thời gian từ 1-2 phút; kết hợp dùng kháng sinh Oxytetracyline loại 500mg, với liều lượng 20 viên cho 100 kg cá/trộn vào thức ăn tinh cho cá ăn liên tục từ 3-5 ngày. Bà con cũng có thể dùng sản phẩm KN-04-12 của Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 cho cá ăn với liều lượng 2 gam/kg cá/ngày, cho ăn 6-10 ngày liên tục.
- Chi cục Thú y tỉnh cũng khuyến cáo khi cá chết, bà con vớt hết số cá bị chết chôn ở vị trí thích hợp, đồng thời tiêu độc khử trùng hố chôn bằng vôi, chlorine để ngăn chặn sự lây lan và tránh ô nhiễm môi trường.
Có thể bạn quan tâm

Ngoài việc tránh hạn thành công, việc chuyển sang trồng rau quả còn mang lại cho người nông dân thu nhập cao hơn trồng lúa. Trong khi nhiều địa phương khác ở Tây Nguyên bị thiệt hại nặng bởi hạn hán, thì tại huyện Chư Quynh, tỉnh Đắc Lắc, nông dân đã tránh hạn thành công nhờ chuyển đổi nhiều diện tích đất lúa sang trồng những loại hoa màu phù hợp.

Đến ngày 3/5/2015, nông dân huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) thu hoạch được 600/700ha mè vụ hè thu năm 2015, tập trung ở các xã Bình Hàng Trung, Mỹ Hội, Mỹ Thọ, An Bình, Nhị Mỹ, Tân Nghĩa và Phong Mỹ; năng suất đạt từ 1 – 1,5 tấn/ha.

Trong những ngày nghỉ lễ, người nông dân vùng Đông Bắc tỉnh đã liên tiếp đón nhận niềm vui khi trời đổ cơn mưa lớn giúp hàng ngàn ha cây trồng được giải hạn.

Sáng 4.5, tại xã Cát Lâm (Phù Cát - Bình Định), Sở NN&PTNT đã phối hợp với Công ty TNHH Hạt giống Việt Nam tổ chức Hội thảo đầu bờ giới thiệu 3 giống bắp lai triển vọng CP331,CP333 và CP501 đã được 16 hộ dân ở địa phương sản xuất trên diện tích 2 ha (diện tích đất sản xuất lúa kém hiệu quả chuyển sang cây trồng cạn) trong vụ ĐX 2014 - 2015.

Được sự giới thiệu của một số người bạn và sự chỉ dẫn nhiệt tình của bà con nông dân thôn Duyên Yết, xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên, chúng tôi dễ dàng tìm đến được mô hình trồng măng tây xanh của chị Phan Thị Điệu, một xã viên Hợp tác xã Phú Thái.