Mô Hình Hợp Tác Xã Giúp Bà Con Yên Tâm Nuôi Cá

Với hiệu quả kinh tế mang lại, trong những năm gần đây mô hình nuôi cá lóc thương phẩm trong ao đất phát triển mạnh, được nông dân Khu phố 2, Phường Vĩnh Lợi, Thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, hưởng ứng nuôi rất nhiều, trong số đó có hộ bà Phạm Thị Ém (số nhà 196 - đường Nguyễn Biểu) - một xã viên Hợp tác xã nuôi cá Thắng Lợi là một điển hình.
Trước khi nuôi cá gia đình bà sinh sống bằng nghề làm ruộng nhưng với diện tích nhỏ nên cuộc sống gặp khó khăn, từ khi Hợp tác xã (HTX) nuôi cá Thắng Lợi thành lập, gia đình bà đã chuyển sang đào ao nuôi cá với diện tích ban đầu 300m2 thả 10.000 con cá giống. Bà chọn con giống khỏe mạnh, kích cỡ đồng đều, không bị dị tật.
Để chủ động và ổn định, bà đã hợp đồng với xí nghiệp chế biến thủy sản mua phụ phẩm chế biến về xay cho cá ăn. Hàng ngày cho cá ăn, bà luôn quan sát và kiểm tra các sàng ăn để biết sức khỏe của cá và tăng giảm lượng thức ăn cho phù hợp.
Đồng thời, để đảm bảo môi trường nước nuôi không bị ô nhiễm bà thay nước hàng ngày, khoảng 20 – 30% lượng nước trong ao. Sau 5 tháng nuôi, gia đình bà thu hoạch cá, trừ các khoản chi phí còn lãi gần 24 triệu.
Không dừng lại ở đó, với sự quyết tâm với nghề nuôi cá lóc, bà đã đi học hỏi thêm kinh nghiệm nuôi cá lóc và tham gia các buổi tập huấn kỹ thuật, học tập qua sách báo, qua bạn bè, nay bà khá thành công trong mô hình nuôi cá lóc ở khu phố 02 phường Vĩnh Lợi.
Đến nay gia đình bà đã mở rộng thêm diện tích nuôi 825 m2 (2 ao), số lượng giống thả 60.000 con. Gia đình mướn thêm người vận chuyển, xay thức ăn, trông coi và bảo quản ao. Sau gần 5 tháng nuôi gia đình bà thu hoạch trên 13 tấn cá, với giá cá trong thời điểm đầu năm 2014 xuống chỉ còn 35.000 đồng/kg, bà thu gần 460 triệu đồng, trừ các khoản chi phí gia đình còn lãi gần 75 triệu đồng.
Bà Ém bộc bạch: “Mỗi vụ (5 tháng) nuôi cá như vậy trừ chi phí cải tạo, công chăm sóc, con giống, thức ăn, công thu hoạch tôi vẫn còn lãi, nếu như giá cả không xuống, giữ được như mọi năm thì còn lãi hơn nhiều, tuy nhiên nhờ có HTX hỗ trợ kỹ thuật nuôi, đảm bảo nguồn thức ăn và đầu ra sản phẩm nên gia đình vẫn tiếp tục nuôi cá các vụ tới”.
Hiện ở khu phố 2, phường Vĩnh Lợi có 20 hộ nuôi, những hộ nuôi này ngoài được đào tạo qua các lớp tập huấn, HTX nuôi thủy sản còn hợp đồng với xí nghiệp chế biến thủy sản để cung ứng nguồn thức ăn ổn định cho bà con. Với mô hình này không những giúp gia đình bà Ém mà còn tạo điều kiện cho các thành viên trong HTX nuôi cá đạt hiệu quả, mang lại nguồn thu nhập ổn định.
Related news

Giá tôm thấp, cộng với sự e ngại WSSV và nhiệt độ sụt giảm, tất cả các lí do trên khiến trong năm 2015, ngành tôm Thái Lan sẽ bắt đầu phục hồi một cách chậm chạp. Nhiều chuyên gia đang tích cực tìm giải pháp để giải quyết vấn đề dịch bệnh ở Thái Lan.

Theo Tổng cục Thống kê, ước tính giá trị sản xuất thủy sản năm 2014 (tính theo giá so sánh 2010) ước đạt gần 188 nghìn tỷ đồng, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, giá trị nuôi trồng thủy sản ước đạt hơn 115 nghìn tỷ đồng (chiếm 61,2%) và giá trị khai thác thủy sản ước đạt hơn 73 nghìn tỷ đồng.

Khoảng 4 giờ sáng 28-12, anh Nguyễn Văn Lưu (ấp 4, xã La Ngà, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai) phát hiện mùi hôi thối nồng nặc nên chạy ra xem thì phát hiện trong bửng rất nhiều cá đã nổi đầu thở ngáp, một số đã chết nổi trắng bửng.

Toàn huyện Phú Tân có 493 trạm biến áp, do quá trình phát triển nuôi tôm công nghiệp nhanh chóng của người dân, trước đây đã có tới 165 trạm quá tải. Thực hiện Dự án nâng cấp hệ thống điện góp phần phục vụ nuôi tôm công nghiệp, đơn vị đã triển khai nâng cấp trên 100 trạm biến áp và cơ bản hoàn thành trong 2 tháng nay.

Theo nhiều ngư dân ở các xã An Hòa, An Hải và An Chấn, trong những ngày qua, biển động và sóng lớn kéo dài, đã tạo điều kiện cho tôm hùm giống xuất hiện khá dày ở các ngư trường gần bờ. Nhờ vậy, bình quân mỗi phương tiện với 2 đến 3 lao động tham gia khai thác tôm hùm giống mỗi đêm có thể đánh bắt được 50 đến 70 con tôm hùm giống. Nhiều phương tiện trúng luồng đã đánh bắt được hơn 150 con tôm hùm giống/đêm.