Mô Hình Đội Thủy Nông
Nhiều địa phương ở Thăng Bình thành lập đội thủy nông với nhiệm vụ dọn vệ sinh các con mương để người dân thuận tiện trong việc lấy nước vào ruộng. Đội thủy nông của tổ 11, thôn Tú Nghĩa, Bình Tú (Thăng Bình) là một ví dụ.
TẠI cánh đồng rộng hơn 23ha của tổ 11, thôn Tú Nghĩa, thời điểm này những năm về trước đông nghịt người chờ lấy nước để cây lúa kịp làm đòng, thì nay chỉ có sự góp mặt của 3 nông dân ở đội thủy nông. Năm nay, gia đình ông Nguyễn Tấn Trắc (một nông dân trong tổ) gieo sạ hơn 5 sào lúa nhưng gia đình ông không phải có mặt liên tục tại ruộng như mấy năm trước.
“Mấy năm trước khi vào mùa, cả gia đình tôi phải túc trực liên tục cả đến đêm khuya mới kịp lấy được nước cho việc cày ruộng. Nhưng từ 3 năm nay, việc làm ruộng của gia đình tôi có phần thảnh thơi hơn. Cứ ruộng nhà tôi mà khô nước thì đội thủy nông sẽ tự động tháo nước vào đám ruộng. Không phải lo nước cho cây lúa như mọi năm” - ông Trắc cho biết.
Theo bà con của thôn Tú Nghĩa, đội thủy nông của tổ 11 hoạt động rất hiệu quả. Mỗi hộ chỉ cần tự nguyện đóng 10kg lúa/sào/năm thì không cần phải lo việc lấy nước ở ngoài đồng.
Từ việc dọn vệ sinh các con mương, đến việc lấy nước vào cho từng sào ruộng của người dân đều do đội thủy nông này phụ trách. “Để những dòng nước chuyển về chân ruộng của bà con, đội thủy nông phải lấy nước từ đập Phố Thị dẫn tận 3km mới xuống được ruộng của tổ 11. Từ đầu mùa cho đến cuối mùa, chúng tôi phải có mặt liên tục ở cánh đồng.
Vụ đông xuân thì đỡ vất vả chứ vụ hè thu thường xuyên thiếu nước chúng tôi phải thức tận sáng để lấy nước cho kịp bà con sạ. Mình cũng phải coi ruộng của bà con như ruộng của mình thì mới làm tốt được công việc này” - ông Nguyễn Tấn Lanh, thành viên của đội thủy nông nói.
Đến nay, 100% hộ dân tại tổ 11, thôn Tú Nghĩa đều tham gia mô hình này. Người dân không phải lo chuyện chỗ này thiếu nước, chỗ kia thừa nước. Cũng không còn cảnh phải giành giật lấy nước vào ruộng gây mất tình làng nghĩa xóm.
Ông Trịnh Xuân A - Phó Chủ tịch UBND xã Bình Tú cho biết: “Đội thủy nông của các thôn được thành lập từ rất lâu, hoạt động cũng cầm chừng nhưng đội thủy nông của tổ 11, thôn Tú Nghĩa hoạt động rất hiệu quả. Trong thời gian đến, chúng tôi sẽ củng cố, kiện toàn hệ thống đội thủy nông cơ sở để giúp bà con trong việc phát triển nông nghiệp”.
Có thể bạn quan tâm
Kinh tế vườn, kinh tế trang trại (KTV, KTTT) được xem là hướng đi quan trọng để tạo bước đột phá trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn như kỳ vọng.
Cùng với cải hoán, nâng cấp cho tàu cá, ngư dân trên địa bàn tỉnh ưu tiên gia cố, bọc thép thân tàu để thực hiện việc bám biển đi đôi với bảo vệ chủ quyền lãnh hải được hiệu quả hơn.
UBND tỉnh vừa có ý kiến chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan phải đảm bảo cho các khu công nghiệp dệt may (KCNDM) trên địa bàn tỉnh phát triển theo hướng bền vững.
Ngày 1/11, lệnh cấm đưa khoai tây Trung Quốc vào Chợ đầu mối nông sản Đà Lạt chính thức có hiệu lực, các tiểu thương đã nghiêm chỉnh chấp hành. Cấm khoai tây Trung Quốc vào chợ nông sản Đà Lạt/ Nới thời hạn cấm khoai tây Trung Quốc vào chợ nông sản Đà Lạt
Để đối phó với tình trạng trái cây “tẩm” thuốc, thịt ướp hóa chất tràn lan trên thị trường, nhiều bà nội trợ bỏ tiền triệu mua thiết bị đo an toàn thực phẩm được nhập khẩu vào VN, dù hiệu quả vẫn còn nhiều tranh cãi.