Các hợp tác xã thủy nông dốc sức chống hạn cho cây lúa

Vụ đông xuân 2014 - 2015, xã Buôn Choáh gieo cấy trên 500 ha lúa và hiện có khoảng 600 hộ dân trong sống nhờ vào cây lúa. Năm nay, thời tiết nắng nóng, hạn hán kéo dài nhưng nhờ có nguồn nước của HTX Thủy nông Buôn Choáh nên toàn bộ diện tích lúa vẫn phát triển đảm bảo.
Chị Chu Thị Mười, một người dân trong xã cho biết: “Vụ mùa này, gia đình tôi trồng 5 ha lúa. Mặc dù, hạn hán xảy ra khá khốc liệt nhưng nhờ có HTX Thủy nông Buôn Choáh điều tiết nước tưới hợp lý ngay từ đầu mùa vụ nên đến nay, toàn bộ diện tích lúa của gia đình vẫn phát triển tốt và sắp thu hoạch. Hạn hán như năm nay, nếu HTX không chủ động nguồn nước tưới thì có lẽ toàn bộ diện tích lúa của xã cũng khó mà đảm bảo năng suất”.
Theo ông Ngô Văn Quý, Giám đốc HTX Thủy nông Buôn Choáh thì ngay từ đầu mùa vụ, HTX nhận định năm nay hạn hán sẽ kéo dài nên đã chủ động đầu tư, sửa chữa máy móc, kiên cố hệ thống kênh mương và đưa ra các giải pháp tiết kiệm nước, điều tiết hợp lý để phục vụ nước tưới đầy đủ cho lúa.
Toàn bộ nguồn nước của 3 trạm bơm đều phụ thuộc vào việc điều tiết nước của Nhà máy Thủy điện Buôn Tua Sah cho nên HTX chủ động thời điểm thủy điện xả nước bơm vào các tuyến kênh chính để đảm bảo lượng nước tưới tiêu phục vụ cho cánh đồng lúa. Vụ mùa này, xã Buôn Choáh thực hiện việc xây dựng cánh đồng mẫu lớn gắn với xây dựng quy trình lúa đạt tiêu chuẩn VietGAP nên HTX cũng phải cung cấp nước đầy đủ để bà con sản xuất đúng lịch thời vụ. Hiện nay, lúa đã ương hạt và chỉ khoảng 2 tuần nữa là thu hoạch dự kiến năng suất đạt trên 8 tấn/ha.
Còn tại xã Quảng Phú, chính quyền địa phương đang huy động lực lượng cùng với HTX Thủy nông D12 Buôn Suk cứu 85 ha lúa. Ông Lê Văn Tỵ, Giám đốc HTX Thủy nông D12 Buôn Suk cho biết, vụ mùa này trên địa bàn xã gieo trồng 94 ha lúa nhưng HTX chỉ cung cấp nước cho khoảng 85 ha, diện tích còn lại có nguy cơ mất trắng.
Vào thời điểm hiện tại, cây lúa đang bước vào thời kỳ làm đòng, trổ bông cũng là lúc cần nhiều nước để phát triển nên chính quyền xã cùng với HTX tổ chức trực 24/24 giờ trực bơm nước vào đồng ruộng. HTX đã cắt cử cán bộ trực, theo dõi thông báo lịch xả nước của thủy điện Buôn Tua Sah để vận hành bơm hợp lý.
Cũng theo ông Tỵ thì hiện tại, HTX có 3 máy bơm có công suất 45 mã lực đang được huy động hết công suất, trung bình mỗi ngày bơm được 1.200 m3 nước. Hiện nay đang thời kỳ cao điểm của hạn hán, nhiệt độ tăng cao và dự báo sẽ tiếp tục khô hạn nên HTX sẽ vừa vận hành vừa bảo dưỡng, sửa chữa để đảm bảo nước cho cây lúa phát triển.
Có thể nói, vai trò của các HTX thủy nông đã được khẳng định trong việc đảm bảo nước tưới cho cây trồng nói chung, cây lúa nói riêng, nhất là vào những thời điểm hạn hán kéo dài. HTX Thủy nông Buôn Choáh và HTX Thủy nông D12 Buôn Suk đã giúp cho nông dân yên tâm phát triển cây lúa ngay cả trong thời điểm hạn hán như vụ đông xuân năm nay và góp phần rất lớn trong việc đảm bảo an ninh lương thực tại địa phương, xây dựng huyện Krông Nô trở thành vùng trọng điểm sản xuất lương thực hàng hóa của tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Làm nghề thả lưới đánh bắt cá trong lòng hồ tự nhiên xã Ia Băng (huyện Đak Đoa - Gia Lai) đã lâu nhưng đây là lần đầu tiên anh Rơ Châm Nhol (làng O Ngó) thấy người ta thả hàng vạn con cá giống đã được thả trở lại xuống lòng hồ này. “Mình thả lưới ở hồ này đã lâu, thường vào mỗi buổi chiều thả lưới đánh bắt cá làm thực phẩm trong bữa ăn của gia đình

Kết quả thí nghiệm cho thấy: 15 con heo dùng nuôi trong thí nghiệm đều tăng trọng tốt. Heo nuôi ở chuồng có hầm ủ biogas tăng trọng cao nhất (108,6 kg/con) kế đến là đối chứng (99 kg/con), thấp nhất là heo nuôi trên đệm lót sinh thái (97,1 kg/con). Khử mùi khí NH3 và H2S tốt nhất thuộc về nghiệm thức nuôi bằng đệm lót sinh thái, khả năng phòng bệnh ở mô hình nuôi trên đệm lót sinh thái cũng tốt, heo không bị bệnh và cho hiệu quả kinh tế, kế đến là biogas và đối chứng - anh Phong phấn khởi.

Nuôi ong quy mô hộ gia đình là nghề truyền thống ở tỉnh Thanh Hóa. Đến nay, toàn tỉnh có hơn 3.100 hộ với 15.582 đàn ong nuôi đang được đánh giá cao về hiệu quả kinh tế.

Viện Nuôi trồng Thủy sản II đưa ra lời cảnh báo nguy cơ dịch bệnh từ con số thiệt hại 30% ở vụ nuôi 2013 và khuyến cáo người nuôi chỉ nên nuôi với mật độ thưa, chọn con giống tốt, sạch bệnh, nuôi an toàn sinh học và nên có thời gian cho đất nghỉ ngơi để cắt mầm bệnh. Theo Trung tâm Thú y vùng VII, việc công bố kết quả tìm ra tác nhân gây hội chứng EMS chỉ mới là bước đầu. Các nghiên cứu tiếp theo để tìm ra cơ chế gây bệnh, giải pháp phòng trị vẫn đang được các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu. Hy vọng đến cuối năm nay sẽ có kết quả tốt.

Hành Tín Đông (Nghĩa Hành - Quảng Ngãi) là một trong những xã có tỷ lệ đàn bò lai lớn nhất tỉnh, với 75% so với tổng đàn. Nuôi bò lai sinh sản đã có lãi, một số hộ còn chuyển sang nuôi bò lai vỗ béo nên thu nhập càng cao.