Mô Hình Chăn Nuôi Giống Gà Thịt Ri Lai (J.DABACCO) Đợt I Năm 2013

Vừa qua, UBND huyện Yên Thế đã tổ chức hội nghị sơ kết thực hiện thí điểm mô hình chăn nuôi giống gà thịt Ri lai (J.DaBaCo) do Công ty Cổ phần tập đoàn Dabaco cung ứng đợt I tại các xã Đồng Tâm, Tam Tiến, Tiến Thắng.
Thực tế cho thấy, từ mô hình nuôi thí điểm cho thấy, giống gà Ri lai (J.DaBaCo) có nguồn gốc xuất xứ cơ bản giống gà Ri lai đang đươc nuôi tại huyện Yên Thế, có ngoại hình đẹp, tỷ lệ nuôi sống đạt 96%, tỷ lệ đồng đều đạt 95%, thịt thơm ngon, trọng lượng nhỏ và có khả năng chống chịu với bệnh tật cao, thích nghi với điều kiện khí hậu, địa bàn huyện Yên Thế. Đặc biệt với ngoại hình đẹp (mào cờ, lông ôm gọn, lông mầu mận chín, chân nhỏ, vàng…), trọng lượng xuất chuống đạt từ 2,2 kg – 2,4 kg đối với gà trống và 1,8 – 2,0 kg đối với gà mái. Bên cạnh đó, để khắc phục hiện tượng gà cắn mỏ nhau, nhằm làm giảm chi phí thức ăn và luôn giữ được bộ lông đẹp của gà khi xuất bán. Công ty đã dùng phương pháp kính đeo cho gà, hơn thế nữa “kính đeo cho gà Dabaco” đã trở thành biểu tượng đặc trừng để người chăn nuôi nhận diện được thương hiệu J-Dabaco.
Từ thực tế các mô hình khảo nghiệm và các ý kiến thảo luận. Chủ tịch UBND huyện đề nghị Công ty cổ phần DABACO sẽ cung cấp thêm 10.000 con giống nữa để huyện Yên Thế thực hiện nuôi thí điểm đợt II, nếu thành công sẽ đưa vào nuôi đại trà cùng hai giống gà Ri lai và Mía lai hiện nay để từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm cho người tiêu dùng và góp phần giữ vững thương hiệu "Gà đồi Yên Thế".
Hiện tập đoàn Dabaco đang làm các thủ tục đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất gà giống Ri lai J-Dabaco tại bản Rừng Dài xã Tam Tiến với diện tích 4,1 ha. Giai đoạn đầu tập đoàn Dabaco đầu tư trên 20 tỷ đồng, thực hiện quy mô sản xuất khoảng 60.000 con giống/lứa.
Có thể bạn quan tâm

Cái vòng luẩn quẩn, tìm chỗ đứng cho loài cây bám trụ trên đất rẫy ở Thới Bình (Cà Mau), vẫn cứ bấp bênh từ nhiều năm nay. Vùng đất phèn mặn này trước đây người nông dân trồng cây khóm, cây tràm rồi cây trúc…

Xuất phát điểm chỉ với hai bàn tay trắng, nhưng bằng ý chí và quyết tâm làm giàu, ông Nguyễn Hành, ngụ thôn Trường Giang, xã Trà Tân (Trà Bồng - Quảng Ngãi) trở thành nông dân tiêu biểu của vùng đất quế, khi hằng năm thu lãi gần 300 triệu đồng từ mô hình kinh tế tổng hợp.

Từng mang lại đời sống sung túc cho hàng trăm ngàn hộ công nhân và vùng trồng cao su, bỗng chốc cây trồng chủ lực này của Tây Nguyên và nhiều tỉnh trong cả nước lại bị chủ nhân quay lưng, thậm chí nhiều nơi đốn hạ không thương tiếc. Tất cả chỉ vì một lý do: Giá.

Tờ Nikkei Asian Review cho biết, tập đoàn Kitoku Shinryo của Nhật Bản sẽ đầu tư 3,36 triệu USD để phát triển giống lúa chất lượng cao tại Việt Nam.

Từ ngày 14 - 16/10/2015, hơn 100 nhà hoạch định chính sách và chuyên gia về lúa gạo đến từ các nước trong khu vực Đông Nam Á đã tham dự Diễn đàn Tương lai lúa gạo khu vực Đông Nam Á 2015 tổ chức tại Việt Nam.