Thuốc Trừ Cỏ Làm Chết Cây Trồng

Theo báo cáo của Trạm Bảo vệ thực vật huyện Kông Chro (Gia Lai), thời gian qua, tại các xã Yang Trung, An Trung, Yang Nam, Chơ Long... đã xảy ra hiện tượng sau khi phun một loại thuốc trừ cỏ cho mía thì hàng chục hecta cây trồng xung quanh bị chết hàng loạt.
Người trồng mía ở Kông Chro đã mua các loại thuốc trừ cỏ: Metrimex 80 WP do Công ty cổ phần Vật tư bảo vệ thực vật Hà Nội phân phối, loại 1kg/gói; Atramet ComBi 80 WP do Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương cùng Công ty cổ phần Khử trùng Việt Nam phân phối. Đây là những loại thuốc có cùng hoạt chất Amentryn 40% và Atrazine 40% dạng bột thấm nước.
Theo khuyến cáo của các nhà sản xuất, đây là nhóm thuốc trừ cỏ chọn lọc trên cây mía và cây dứa, có tác dụng thời kỳ tiền nảy mầm và hậu nảy mầm, khả năng ảnh hưởng đến các loại cây trồng khác là khoảng 5m. Thế nhưng khi người dân phun thuốc trừ cỏ thì diện tích các cây trồng khác cách xa 300 - 500m đã bị chết và hư hại nặng.
Theo thống kê, thuốc trừ cỏ đã làm cho gần 70ha cây trồng trên địa bàn Kông Chro ảnh hưởng nặng. Trong đó, diện tích lúa là 14,2ha, sắn gần 30ha, đậu xanh gần 15ha...
Ông Lê Thành Phương ở thôn 4, xã Kông Yangcho biết: “Nhà tôi trồng gần 3ha sắn và ớt. Cách đây gần một tháng, khi gia đình ông Đặng Phùng Minh phun thuốc cỏ cho mía thì toàn bộ diện tích cây trồng của tôi bị chết hoặc khô lá”. Không chỉ sắn, ớt của gia đình ông Phương mà cây trồng của hơn 300 hộ dân ở các xã: Kông Yang, An Trung, Yang Trung, Yang Nam cũng đang chịu chung số phận.
Qua tìm hiểu, hầu hết nông dân cho biết, họ đã đọc kỹ hướng dẫn và sử dụng thuốc theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Chúng tôi quan sát bao bì của các loại thuốc này, tuyệt nhiên không có dòng chữ nào nói về khả năng ảnh hưởng đến những loại cây trồng khác hay khoảng cách an toàn cho diện tích cây trồng liền kề.
UBND huyện Kông Chro đã có buổi làm việc với Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, đại diện các công ty và nhà phân phối để tìm ra nguyên nhân cũng như biện pháp hỗ trợ người dân.
Có thể bạn quan tâm

Theo ông Lê Vĩnh Bình - Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh, trong việc triển khai thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, việc xây dựng vùng nguyên liệu tập trung gắn với các loại cây đặc sản các địa phương cần phải tính đến điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng của từng vùng khác nhau để tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt và bền vững với giá trị gia tăng. Xét trên điều kiện tự nhiên ấy, Giồng Trôm và Chợ Lách đang có những bước đi đúng hướng, phù hợp với lợi thế của địa phương.

Dù chỉ mới qua hơn 3/4 chặng đường của năm 2014 nhưng căn cứ những số liệu phát triển kinh tế, xã hội kết hợp với dự báo khả năng đạt các chỉ tiêu đến cuối năm, Tân Phú Đông hoàn toàn có thể tin tưởng về bức tranh kinh tế, xã hội khả quan của năm nay.

Bên cạnh đó, Hiệp hội Cao su Thái Lan dự báo sản lượng cao su thiên nhiên Thái Lan sẽ giảm 10% trong năm 2014, xuống còn 3,8 triệu tấn thay vì 4 triệu tấn trong các dự báo trước đó do người trồng cao su trong nước giảm cường độ khai thác.

Các mặt hàng xuất khẩu hiện nay của Việt Nam chủ yếu là xoài, vải, chuối, thanh long, chôm chôm… Thời gian tới, Việt Nam sẽ bổ sung một số hoa quả vào danh mục xuất khẩu như vú sữa, xoài, thanh long ruột đỏ, chôm chôm, vải sang các thị trường khó tính Đài Loan, Nhật Bản, Mỹ, Australia.

Cụ thể như tuyên truyền rộng rãi tới từng hộ sản xuất kinh doanh cà phê về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng cà phê trong nền kinh tế thị trường, từ đó làm chuyển biến nhận thức của bà con trong việc thực hiện đúng quy trình thu hoạch cà phê chín với tỷ lệ trên cây từ 90% trở lên, không hái quả xanh cũng như để chín quá làm khô, rụng.