Mô Hình Chăn Nuôi Gà Thịt An Toàn Sinh Học Đạt Hiệu Quả Ở Lai Vung (Đồng Tháp)
Trạm Khuyến nông huyện Lai Vung (Đồng Tháp) vừa tổ chức Hội thảo mô hình chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học năm 2012.
Tháng 8/2012 được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Đồng Tháp, Trạm Khuyến nông huyện Lai Vung đã triển khai mô hình chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học với qui mô 7.000 con, có 14 hộ ở các xã: Tân Thành, Vĩnh Thới, Định Hòa, Phong Hòa, Hòa Thành và xã Long Hậu tham gia. Mỗi hộ được hỗ trợ 60% chi phí con giống, 3,5 triệu đồng tiền thức ăn và 15% chi phí thuốc phòng bệnh.
Đàn gà do gia đình ông Đặng Thành Nhơn, ấp Thới Mỹ 2, xã Vĩnh Thới chăm sóc, sau 3 tháng rưỡi (tỷ lệ gà hao hụt 6%) đạt trọng lượng trung bình 1,2 kg/con, bán giá 90.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí ông còn lợi nhuận trên 17 triệu đồng. Ông Nhơn cho biết, để nuôi gà đạt hiệu quả cần xây chuồng trên bờ, nền chuồng bằng đệm lót sinh học, hàng ngày phải quét dọn chuồng sạch sẽ, cho gà ăn tự do trong suốt quá trình nuôi, phải thực hiện việc tiêu độc vệ sinh, sát trùng mỗi tuần 1 lần; cần bổ sung thuốc kháng sinh và vitamin C để tăng sức đề kháng cho gà...
Mô hình chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học được xem là mô hình chăn nuôi an toàn, góp phần khống chế dịch bệnh và không gây ô nhiễm môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trạm Khuyến nông huyện Lai Vung sẽ nhân rộng mô hình này trong toàn huyện.
Có thể bạn quan tâm
Sản lượng cá ngừ vằn, cá ngừ vây dài và cá ngừ mắt to khai thác đang tăng lên với tốc độ khoảng một triệu tấn sau 10 năm.
Mặc dù thời điểm này đang là vụ chính đánh bắt cá ngừ ở Phú Yên, song hầu hết các chủ tàu đánh bắt xa bờ buộc phải chuyển hướng làm ăn...
Đã hơn 1 năm trôi qua kể từ khi Quyết định 580 về chính sách hỗ trợ giống để chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây màu ở ĐBSCL có hiệu lực nhưng tiền hỗ trợ vẫn chưa đến được với nông dân.
Theo kế hoạch đến năm 2016, các DN do Bộ NN-PTNT quản lí về cơ bản sẽ gần như không còn DN 100% vốn nhà nước.
Hà Giang hiện lên trước mắt chúng tôi là dặc dài núi đồi lô nhô với đá tai mèo rợn sắc. Đất canh tác khan hiếm, nước chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên.