Mô Hình Ca Cao Xen Dừa Lợi Nhuận 83 Triệu Đồng/ha/năm
Bằng nguồn vốn Chương trình Khuyến nông - Khuyến ngư quốc gia, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (TTKNKN) hỗ trợ trình diễn mô hình trồng ca cao xen dừa tại huyện Càng Long và Cầu Kè (Trà Vinh) với 11.000 cây giống trồng trên diện tích 22ha.
Theo kỹ sư Thạch Sơn, cán bộ phòng Kỹ thuật TTKNKN: Ca cao trồng xen dừa hiện đã được 03 năm tuổi, cây sinh trưởng, phát triển tốt, cây đang cho trái khoảng 50%, số còn lại đang ra hoa... Ước năng suất năm thứ 03 đạt 7,5 - 10 tấn trái/ha, với giá bán trung bình 3.000 - 4.000 đồng/kg, lợi nhuận của mô hình khoảng 83 triệu đồng/ha/năm, trong đó lợi nhuận của cây ca cao khoảng 15 triệu đồng/ha/năm.
Từ khi triển khai thực hiện mô hình đến nay, TTKNKN đã tổ chức nhiều lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho nông dân. Theo nhận xét của nhiều nông dân tham gia mô hình: Ca cao là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, không tốn nhiều phân thuốc hóa học như các loại cây trồng khác, nếu trồng đúng kỹ thuật, cây ca cao phát triển tốt, năng suất cao.
Mô hình trồng cây ca cao xen trong vườn dừa, cây vừa phát triển cho trái nhiều mà không làm hại vườn dừa, ngược lại còn làm tăng năng suất dừa nhờ được tăng độ phủ gốc và giúp đất tơi xốp.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 2-10, tại xã Tứ Cường (Thanh Miện, Hải Dương), Trung tâm Ứng dụng thiết bị khoa học (Sở Khoa học và công nghệ) đã tổ chức hội thảo đầu bờ về mô hình sản xuất và sử dụng chế phẩm sinh học Biof xử lý môi trường ao nuôi cá rô phi lai xa. Tham gia mô hình có 31 hộ ở 3 xã: Tứ Cường (Thanh Miện), Hồng Thái (Ninh Giang), Thất Hùng (Kinh Môn) với tổng diện tích mặt nước 11 ha.
Cá tra Việt Nam vừa tăng lên vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng thủy sản yêu thích tại Mỹ nhưng người nuôi cá chưa hết lao đao. Phương pháp cho ăn gián đoạn đang được khuyến cáo để giúp người nuôi vượt qua giai đoạn khó khăn này...
Đó là ông Nguyễn Tác Tân - Trưởng thôn Vị Hạ, xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Ông Tân đã bàn bạc với 134 hộ nông dân trong thôn Vị Hạ xây dựng mô hình "Tổ hợp tác áp dụng cơ giới hoá tổng hợp trong sản xuất lúa". Mô hình có quy mô diện tích 26 ha.
Nuôi ba ba chi phí đầu tư thấp, nhẹ công chăm sóc, kỹ thuật nuôi đơn giản, ít dịch bệnh nhưng mang lại hiệu quả kinh tế lại khá cao. Đó là nhận định của những hộ dân nuôi ba ba xã Cần Đăng (Châu Thành – An Giang). Đây được xem là một trong những mô hình thoát nghèo hiệu quả của địa phương…
Từ năm 2010, hồ thủy điện Sơn La bắt đầu tích nước. Khai thác tiềm năng mặt nước lòng hồ này, bà con ven hồ xã Chiềng Bằng, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La đã triển khai mô hình nuôi cá lồng, mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Đây là tín hiệu tốt để nhân dân ven hồ, bao gồm bà con các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên phát huy lợi thế 214 km2 mặt nước hồ thủy điện Sơn La để phát triển kinh tế gia đình.