Giỏi Kỹ Thuật, Nuôi Tôm Thành Công

Anh Hoàng kể, khi huyện Cẩm Xuyên có chủ trương chuyển đổi mô hình sản xuất, năm 2002 anh nhận thầu 3ha đất hoang để làm trang trại nuôi thủy sản. Đa số các con sông, con lạch chảy qua địa bàn xã Cẩm Phúc đều nhiễm mặn, rất thích hợp cho việc nuôi tôm nên anh quyết định đầu tư nuôi tôm sú. Vụ đầu tiên, anh bỏ 30 triệu đồng nuôi hơn 1ha tôm sú. Do chưa am hiểu về kỹ thuật, tôm gần đến ngày thu hoạch thì chết như ngả rạ.
Năm 2003, anh Hoàng đến các trang trại lớn ở Khánh Hòa, Nghệ An gần một năm học kỹ thuật nuôi tôm. Tích lũy được kiến thức, anh về quê vay ngân hàng, họ hàng được 100 triệu đồng để cải tạo lại ao đầm và mua tôm giống về thả. Có kiến thức, nên trong khi nhiều hộ lao đao do tôm nhiễm bệnh chết hàng loạt thì những hồ tôm của gia đình anh vẫn trụ vững và cho thu nhập khá.
Sau gần 6 năm gắn bó với con tôm sú, anh Hoàng đã đúc rút rằng nó không hợp với môi trường và khí hậu ở quê anh do thời gian nuôi kéo dài, dễ dịch bệnh do gặp lũ. Năm 2008, anh chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng. Nhận thấy tôm thẻ chân trắng rất thích nghi với vùng đất ở địa phương, cho năng suất và thu nhập cao, anh quyết định đầu tư nuôi trên diện tích 3ha. Do tuân thủ nghiêm kỹ thuật nên tôm ít dịch bệnh, cho thu hoạch cao. Anh Hoàng cho biết, vụ tôm năm 2011, gia đình anh đầu tư trên 800 triệu đồng để cải tạo ao hồ, mua giống, thức ăn; nuôi 3 tháng thu hoạch trên 12 tấn tôm bán được 1,4 tỷ đồng, trừ chi phí lãi trên 600 triệu đồng.
Ông Hoàng Kim Thắng-Chủ tịch UBND xã Cẩm Phúc cho biết: “Nhờ con tôm, gia đình anh Hoàng có của ăn của để, xây nhà 2 tầng khang trang, nuôi 3 đứa con ăn học đàng hoàng”. Ngoài ra, gia đình anh Hoàng còn mở đại lý thức ăn công nghiệp phục vụ các hộ nuôi tôm trong vùng. Nhiều hộ trong xã được anh hỗ trợ giống, thức ăn, hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm. Với sự giúp đỡ của anh, đến nay nhiều hộ đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu nhờ con tôm.
Có thể bạn quan tâm

Mấy ngày nay, nông dân nuôi cá điêu hồng trên bè ở Tiền Giang phấn khởi do giá cá điêu hồng nằm ở mức 41.000 đồng/kg, tăng 3.000 đồng/kg so với tuần trước. Với giá bán này, sau khi trừ mọi chi phí, người nuôi cá bè có thể lãi trên 50 triệu đồng/bè khi thu hoạch.

Năm 2009, Sở NN-PTNT phối hợp với Sở KH-CN Bình Định thực hiện đề tài “Đánh giá tiềm năng và xây dựng quy trình kỹ thuật ương - nuôi cá điêu hồng trong lồng năng suất cao” phù hợp trên các hồ chứa nước lớn của tỉnh. Kết quả của đề tài đã thúc đẩy phát triển nghề nuôi cá điêu hồng lồng bè ở hồ Định Bình trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh.

Ngày 29/8/2013, Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng tổ chức tập huấn lần 2 mô hình nuôi ghép cá rô phi đơn tính đực khu vực miền núi theo quy trình GAP tại hội trường Trung tâm Nông nghiệp huyện Lâm Hà.

Năm 2012, xã Lương Sơn (Ninh Sơn) đã triển khai thí điểm 10 mô hình kinh tế về chăn nuôi, trồng trọt, với tổng kinh phí trên 450 triệu đồng; trong đó có 5 mô hình nhà nước hỗ trợ vốn đầu tư cùng với nông dân.

Năm 2009, anh Tân đầu tư 300 ngàn đồng để trồng sen trên 2 sào ruộng. Nhờ chịu khó học hỏi kinh nghiệm trồng đúng kỹ thuật, chăm sóc tốt, bón phân đúng quy trình nên ruộng sen của anh Tân phát triển nhanh và cho thu hoạch mỗi năm 3 vụ. Sản phẩm thu được từ cây sen như ngó sen, búp sen, hạt sen…