Mô hình 2 lúa, 1 bắp
Điển hình của mô hình này là ở vụ đông xuân 2014 - 2015 mới đây, xã Đức Phú đã thực hiện mô hình luân canh cây trồng 2 vụ lúa, 1 vụ bắp đông xuân, trên diện tích 26 ha của 102 hộ tham gia, với tổng kinh phí 195 triệu đồng. Đây là mô hình được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Tánh Linh và xã Đức Phú triển khai bằng kinh phí sự nghiệp nông nghiệp.
Mục đích của mô hình nhằm chuyển đổi ruộng sản xuất 3 vụ lúa sang 2 vụ lúa, 1 vụ bắp đông xuân, nhằm tiết kiệm nước tưới cuối vụ; cải thiện đất canh tác và môi trường sinh thái nông nghiệp, tăng lợi nhuận trên cùng đơn vị diện tích. Theo đó, địa điểm được địa phương lựa chọn triển khai mô hình là khu vực đồng Kè thuộc thôn 4, xã Đức Phú, với giống bắp lai CP333.
Trên 100 hộ nông dân được Nhà nước hỗ trợ 100% giống và 30% vật tư. Ngoài ra, nông dân còn được hỗ trợ kinh phí tập huấn, tài liệu kỹ thuật. Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư ký hợp đồng với 1 cán bộ kỹ thuật của xã Đức Phú thường xuyên kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện hướng dẫn các hộ chăm sóc, bón phân theo đúng quy trình; đồng thời thông báo tình hình sâu bệnh hại để có biện pháp phòng trừ kịp thời.
Theo cán bộ thuộc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh, giống bắp CP333 được trồng tại xã Đức Phú thích nghi với điều kiện sản xuất tại địa phương, có khả năng cho năng suất cao, bình quân 12 tấn hạt tươi/ha. Kết quả thực hiện mô hình cho thấy, trồng bắp lai vụ đông xuân 2014 - 2015 có hiệu quả hơn trồng lúa.
Lợi nhuận cao hơn gần 4 triệu đồng/ha, tương ứng tỉ suất lợi nhuận tăng khoảng 47%. Chi phí sản xuất cho 1 kg bắp thấp, khoảng 3/5 lần so với lúa, sâu bệnh không đáng kể. Tuy nhiên, giống bắp này có thời gian sinh trưởng khá dài ngày (105 ngày) nên nguồn nước tưới cuối vụ là vấn đề được quan tâm hàng đầu.
Ông Huỳnh Tùng, một trong những hộ tham gia mô hình nhận xét: Quá trình thực hiện mô hình, mặc dù một số diện tích bị ảnh hưởng xấu do mưa trái mùa, nhưng lợi nhuận của việc trồng bắp vẫn cao hơn so với trồng lúa vụ đông xuân, nhờ giảm được công lao động, chi phí sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ngoài ra mô hình còn diệt được cỏ dại trong đất để sản xuất lúa vụ hè thu tốt hơn.
Có thể bạn quan tâm
Đó là anh Nguyễn Ngọc Quà, ở thôn Háo Đức, xã Nhơn An (TX An Nhơn). Từ chỗ nghèo khó, nhờ theo nghề trồng mai mà gia đình anh có “của ăn, của để”. Anh còn giúp nhiều hộ trong thôn về kỹ thuật trồng mai kiểng, tạo nhiều việc làm cho người lao động.
Nếu không có sự chuyển biến về mặt chất lượng và thay đổi về chuỗi giá trị, 20 năm tới xuất khẩu gạo Việt Nam vẫn cứ ì ạch như hiện nay, ông Nguyễn Đình Bích, chuyên gia nghiên cứu và phân tích thị trường lúa gạo Việt Nam, cảnh báo.
Vừa qua, Tổ chức Tầm nhìn thế giới phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa triển khai 12 lớp tập huấn ủ phân hữu cơ vi sinh bằng chế phẩm Emic cho trên 600 lượt hộ nông dân tham gia.
Cây con khi ra ruộng SX phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn về chiều cao cây, số lá, thân mập, cứng… Vì vậy để có được những lô giống cây con tốt, cần lưu ý một số phương pháp sau:
Dự báo biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh Bình Định trong thời gian tới.