Đắng Lòng Vì Cá Nuôi Lồng Chết Hàng Loạt

Một tháng qua, các hộ nuôi cá trắm cỏ trong lồng bè ở xã Tịnh Sơn (Sơn Tịnh - Quảng Ngãi) đang mất sạch vốn liếng vì cá chết hàng loạt, không biết kêu cứu ai.
Ghi nhận của phóng viên vào chiều 27.3, tại gần 80 bè nuôi cá trắm cỏ của các hộ dân trên sông Trà Khúc đoạn qua thôn Tây, xã Tịnh Sơn cho thấy, cá chết hàng loạt, nổi trắng bè.
Ông Lê Thái Sơn chua xót: “Tui thả nuôi 3 lồng với 3.000 con giống, nhưng hiện giờ chỉ còn giỏi lắm 1.000 con thôi. Mọi năm cá cũng chết, nhưng thỉnh thoảng mới chết vài con, còn từ đầu tháng đến giờ chết hàng loạt. Sáng mở mắt dậy ra lồng kiểm tra là vớt về 30 đến 50 con cho gà, vịt ăn”.
Hàng xóm của ông Sơn là ông Nguyễn Văn Thu còn thiệt hại thê thảm hơn khi 2.000 con cá trắm cỏ thả nuôi bị chết chỉ còn 300 con. Chết lứa này, ông lại thả nuôi lứa khác rồi lại chết. “Chẳng hiểu sao cá chết mãi, thả xuống là chết, cá bé chết đã đành, cá lớn gần cả ký cũng chết luôn. Ở đây không nuôi cá thì biết làm gì? Kiểu này chắc bỏ quê đi làm thuê nuôi vợ nuôi con”- ông Thu buồn bã.
Theo người dân ở đây, họ mua cá giống được từ huyện Đức Phổ với giá 1.000 đồng/con. Đến khi trưởng thành, với giá bán 90 nghìn đồng/kg, thường thì mỗi con khi thu hoạch từ 1-1,5kg, kiếm được hơn 100 nghìn đồng.
Nhờ vậy, mỗi năm, người dân nuôi cá có nguồn thu nhập thêm ngoài ruộng đồng vài chục triệu đồng. So với những công việc khác của nhà nông thì nghề nuôi cá trắm cỏ lồng đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Cũng nhờ nghề này mà nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên khấm khá.
Hiện nay ở thôn Tây, xã Tịnh Sơn có khoảng 50 hộ nuôi với gần 80 lồng trên sông Trà Khúc. Chỉ trong một tháng nay, số lượng cá chết đã chiếm trên 70%, số lượng cá còn lại cũng đang có dấu hiệu chết dần.
Không biết nguyên nhân và cũng không biết kêu cứu ai, mỗi sáng thức dậy, công việc đầu tiên của các hộ dân nuôi cá ở đây là chèo thuyền ra bè vớt cá chết về nấu chín rồi cho gà, vịt, heo ăn. Hàng ngày, nhìn lồng cá vơi dần mà lòng dạ ngổn ngang.
Theo quan sát của phóng viên, trên thân cá chết có rất nhiều vết lở loét, bốc mùi hôi thối, cá ốm teo. Cũng theo các hộ dân, nguyên nhân khiến cá chết có thể do nước sông bị ô nhiễm bởi có nhiều người dân khi tắm nước sông thường bị nổi mụn ngứa khắp người.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Thành Vy- Phó Chủ tịch UBND xã Tịnh Sơn cho hay, chính quyền địa phương chưa xác định được nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên.
Tuy nhiên, theo ý kiến chủ quan có thể do nước bị ô nhiễm từ thượng nguồn chảy xuống, cá nuôi trong bè có sức đề kháng yếu hơn cá bơi trong khi thời tiết nắng nóng, nhiệt độ tăng cao, vùng nuôi dòng nước chảy kém bị ứ đọng khiến cá chết.
Mặc khác cũng không loại trừ nguyên nhân đo nguồn giống kém chất lượng, bởi hiện tại cũng trên đoạn sông này, địa phương đang có 4 hộ nuôi cá trắm cỏ theo mô hình được Trung tâm Khuyến nông huyện Sơn Tịnh hỗ trợ chưa có dấu hiệu cá chết. Nguồn cá giống này được nhập từ Khánh Hòa chứ không phải từ Đức Phổ như các hộ nuôi khác. Địa phương sẽ đề nghị cơ quan chức năng điều tra để sớm tìm ra nguyên nhân.
Cũng theo ông Vy, nghề nuôi cá trắm cỏ lồng bè là nghề truyền thống ở địa phương. Nhờ vậy, mỗi năm, người dân nuôi cá có nguồn thu nhập thêm ngoài ruộng đồng vài chục triệu đồng. Địa phương dự kiến sẽ tập hợp tất cả các hộ nuôi để thành lập Tổ Hợp tác nuôi cá lồng. Nếu tình trạng này kéo dài, chắc chắn các hộ nuôi sẽ rơi vào cảnh khốn đốn, nghề này cũng đứng trước nguy cơ giải thể.
Có thể bạn quan tâm

Áp lực hội nhập quốc tế đang đến rất gần, nhất là Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) sắp được ký kết khiến Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát rốt ráo chỉ đạo tìm giải pháp xốc lại ngành chăn nuôi - lĩnh vực được xem là có sức cạnh tranh kém nhất trong nông nghiệp.

Mặc dù chưa chính thức tham gia vào các hiệp định về tự do hóa thương mại để nông sản của các nước có thể trao đổi, xuất và nhập khẩu vào thị trường chung với thuế suất thấp nhưng thịt gia cầm châu Âu và Mỹ đã có mặt ở khắp thị trường Việt Nam với giá còn rẻ hơn cả ở nơi xuất đi…
Thiên tai, dịch bệnh, giá cả thấp... là những khó khăn phát triển ngành chăn nuôi. Vì vậy, đề án tái cơ cấu nông nghiệp, Sở Nông nghiệp- PTNT sẽ tập trung tái thiết lại ngành này, hướng nông dân làm ăn bài bản, chú trọng chất lượng hơn là sản lượng.

Cách đây hơn 10 năm, nghề trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng nói chung và một số huyện, thành phía Nam nói riêng bị “tụt dốc”. Vài năm trở lại đây, với nhiều cách thức nuôi tằm mới cùng với nhiều giống dâu cho năng suất, chất lượng cao hơn đã giúp nghề trồng dâu, nuôi nằm dần được “hồi sinh”.

Theo số liệu của Chi cục Thú Y Sóc Trăng, toàn tỉnh hiện có hơn 2.800 con trâu, hơn 28.500 con bò (trong đó 21.000 còn bò thịt, 7.100 con bò sữa). Số lượng đàn bò tăng nhanh so với năm 2014, đặc biệt là bò sữa do mô hình này mang lại hiệu quả kinh tế cao; Tuy trong vài năm trở lại đây, Sóc Trăng chưa ghi nhận trường hợp gia súc bị nhiễm bệnh lở mồm long móng (LMLM), nhưng nguy cơ bệnh xuất hiện và lây lan vẫn còn tiềm ẩn.