Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sóc Trăng Không Sử Dụng Hóa Chất Cấm Trong Nuôi Tôm

Sóc Trăng Không Sử Dụng Hóa Chất Cấm Trong Nuôi Tôm
Ngày đăng: 29/03/2014

Nuôi tôm đã khó, việc đảm bảo chất lượng tôm thương phẩm cũng đóng vai trò quan trọng để bảo vệ giá trị mặt hàng này. Trước tình hình tôm nuôi bị thiệt hại diễn ra phức tạp, việc giảm áp lực môi trường ao nuôi, vùng nuôi do sử dụng thuốc, hóa chất đối với vùng nuôi thâm canh, bán thâm canh qua nhiều năm nuôi liên tiếp, đã nhanh chóng làm lão hóa môi trường ao nuôi là điều khó tránh khỏi.

Bên cạnh những thành tựu đạt, thì người nuôi tôm nước lợ ở Sóc Trăng cũng đang đối mặt với nhiều thách thức về ô nhiễm môi trường, việc sử dụng thuốc, hóa chất, đặc biệt là thuốc kháng sinh không rõ nguồn gốc, không được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản đã làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng tôm thương phẩm.

Những rào cản kỹ thuật về kiểm tra hóa chất, kháng sinh đang gây khó khăn cho sản phẩm tôm nuôi của Việt Nam trên thị trường xuất khẩu. Do vậy, việc nâng cao nhận thức trong sử dụng thuốc, hóa chất độc hại cấm sử dụng trong giai đoạn cải tạo ao nuôi tôm là rất cần thiết, nhằm góp phần cải tạo môi trường ao nuôi trước khi thả giống, vừa nâng cao chất lượng, an toàn thực phẩm cho mặt hàng xuất khẩu và hướng nghề nuôi tôm nước lợ phát triển an toàn, bền vững.

Nếu như năm 2013 sản lượng tôm nuôi đạt trên 68.000 tấn thì lượng thức ăn đưa xuống ao nuôi trên 70.000 tấn; Với 20.000 ha nuôi tôm thẻ chân trắng thì lượng vôi đưa xuống ao nuôi tương đương 150.000 tấn, chưa kế lượng thuốc, hóa chất trong quá trình chăm sóc.

Chính lượng thức ăn, vôi, thuốc, hóa chất được người nuôi tôm đưa xuống ao nuôi suốt thời gian dài đã làm lão hóa ao nuôi, vùng nuôi một cách nhanh chóng.

Sóc Trăng có diện tích nuôi tôm nước lợ gần 48.000 ha, trong đó trên 30.000 ha nuôi thâm canh, bán thâm canh, nhất là xu thế nuôi tôm thẻ chân trắng đang tăng lên gây áp lực lớn đối với môi trường ao nuôi, vùng nuôi. Ngành Nông Nghiệp tập trung khuyến cáo người nuôi tôm không được sử dụng thuốc, hóa chất có các hoạt chất cấm như: Chloramphenicol, Trifluraline, Ethoxyquin, Enroxacin, Furazolidone… vừa bảo vệ môi trường, vừa đảm bảo chất lượng tôm thương phẩm.

Trong tháng 3 này, Ngành Nông Nghiệp đã triển khai nhiều đợt tập huấn, tuyên truyền cho người nuôi tôm ý thức cao hơn trong việc sử dụng thuốc, hóa chất trong nuôi tôm, đặc biệt là hóa chất cấm lưu hành hoặc hạn chế sử dụng trong nuôi tôm nước lợ.

Từ năm 2011 đến nay, lực lượng Thanh Tra Sở nông nghiệp và phát triền nông thôn, thanh tra liên ngành triển khai nhiều đợt thanh tra, kiểm tra các đại lý, cửa hàng kinh doanh thuốc thú y nuôi thủy sản và đề nghị các cơ sở niêm yết danh sách thuốc cấp lưu hành, hạn chế sử dụng để bảo vệ người nuôi tôm, bảo vệ thương hiệu tôm thương phẩm.

Thực trạng việc mua bán, sử dụng thuốc cấm sử dụng, hạn chế sử dụng, hoặc cả việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để diệt giáp xác, xử lý ao nuôi bị thiệt hại vẫn chưa được người nuôi tôm thực hiện tốt. Bà con phải nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường ao nuôi, xác định đúng hoạt tính của hóa chất khi sử dụng và góp sức tố giác những hành vi mua bán thuốc, hóa chất không rõ nguồn gốc.

Hạn chế thấp nhất việc sử dụng thuốc, hóa chất trong nuôi thủy sản bằng các biện pháp nuôi an toàn sinh học, thực hiện các hình thức lắng lọc nước đưa vào ao nuôi, nuôi cá rô phi để xử lý nước đang được ngành chuyên môn khuyến cáo áp dụng. Hạn chế sử dụng thuốc, hóa chất chủ yếu để phòng ngừa, còn thuốc, hóa chất không có tác dụng tốt trong điều trị bệnh tôm.

Nuôi tôm đã khó, việc đảm bảo chất lượng tôm thương phẩm cũng đóng vai trò quan trọng để bảo vệ giá trị mặt hàng này. Trước tình hình tôm nuôi bị thiệt hại diễn ra phức tạp, việc giảm áp lực môi trường ao nuôi, vùng nuôi do sử dụng thuốc, hóa chất đối với vùng nuôi thâm canh, bán thâm canh qua nhiều năm nuôi liên tiếp, đã nhanh chóng làm lão hóa môi trường ao nuôi là điều khó tránh khỏi.

Ngành Nông Nghiệp Sóc Trăng luôn khuyến cáo bà con thận trọng trong việc sử dụng thuốc, hóa chất an toàn để bảo vệ môi trường ao nuôi và giữ cho tôm nuôi đảm bảo các yêu cầu chất lượng, bởi làm được như vậy cũng chính là bảo vệ quyền lợi cho chính người nuôi tôm.


Có thể bạn quan tâm

Cứu Giá Lúa Gạo Cứu Giá Lúa Gạo

Chỉ trong tuần qua, diễn biến thị trường lúa gạo miền Tây đột ngột “tụt áp”. Cả nông dân và giới thương lái đều ngỡ ngàng. Trong khi đó chợ lúa gạo ở vùng biên cũng rơi vào trạng thái trầm lắng.

17/03/2014
Sản Xuất Giống Cá Bông Lau Bằng Kích Dục Tố Sản Xuất Giống Cá Bông Lau Bằng Kích Dục Tố

Cá bông lau là loài cá da trơn, thịt thơm ngon và là đặc sản của vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, do khai thác vô tội vạ nên gần đây, loài cá này gần như cạn kiệt ngoài tự nhiên. Do đó, việc sản xuất nhân giống cá bông lau là rất cần thiết.

20/02/2014
Giống Ngoại “Bén Rễ” Ở Thành Phố Hồ Chí Minh Giống Ngoại “Bén Rễ” Ở Thành Phố Hồ Chí Minh

Rất nhiều giống cây trồng có nguồn gốc, xuất xứ từ các nước nông nghiệp tiên tiến trên thế giới đã được Khu nông nghiệp Công nghệ cao TP.HCM đem về trồng thử nghiệm, cho kết quả khả quan.

20/02/2014
Chấn Chỉnh Việc Thu Mua Nông Sản Chấn Chỉnh Việc Thu Mua Nông Sản

Từ ngày 7-6, các doanh nghiệp FDI sẽ không được tổ chức mạng lưới mua gom hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu, bao gồm việc mở địa điểm để mua gom hàng hóa xuất khẩu được.

17/03/2014
Giá Cà Phê Trở Nên Nóng Bỏng Do Nhà Đầu Tư Rót Tiền Vào Giá Cà Phê Trở Nên Nóng Bỏng Do Nhà Đầu Tư Rót Tiền Vào

Những nhà đầu cơ vào đầu năm nay đã phấn khởi với các danh mục đầu tư của mình bằng cách đầu tư vào một trong những loại hàng hóa có lượng giao dịch lớn nhất thế giới: cà phê.

17/03/2014
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.