Quảng Ngãi, Quảng Nam Thả Cá, Tôm Giống Tái Tạo

Nhân Ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam (01/4), các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi đã tiến hành thả cá, tôm giống tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản năm 2014.
Tại tỉnh Quảng Ngãi, Trung tâm Giống thủy sản tỉnh vừa phối hợp với huyện Ba Tơ tổ chức thả 50.000 con cá chép giống tại Sông Liên và Hồ chứa nước Suối Loa (xã Ba Động).
Hiện Trung tâm cũng đang triển khai chuẩn bị thả tiếp 60.000 con cá chép giống trên các đoạn sông và hồ chứa nước tại huyện miền núi Tây Trà.
Nguồn cá giống được lấy từ trại Thực nghiệm sản xuất giống Thủy sản nước ngọt Đức Phổ, Quảng Ngãi. Đây là những giống cá có giá trị kinh tế, thích nghi với điều kiện tự nhiên của địa phương, sinh sản và phát triển nhanh trong môi trường tự nhiên.
Tại tỉnh Quảng Nam, trong ngày 26/3, Trung tâm giống thủy sản tỉnh đã thả 50kg tôm càng xanh mẹ đang mang trứng (100 con/kg) và 20kg tôm bố (100 con/kg) xuống sông Tam Kỳ để tái tạo nguồn lợi thủy sản quý giá này. Đây là lượng tôm càng xanh được Trung tâm tự sản xuất. Việc sản xuất thành công giống tôm càng xanh mở ra cơ hội lớn cho nghề nuôi trồng thủy sản của Quảng Nam, bởi đây là loài thủy sản có giá trị kinh tế rất cao.
Ngoài việc thả tôm, cá nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản, tạo cân bằng sinh thái, các địa phương còn tích cực vận động tuyên truyền nhân dân tham gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, khuyến khích người dân không sử dụng các loại ngư cụ đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt như xung điện, chất nổ, mắc lưới không đảm bảo theo quy định.
Có thể bạn quan tâm

Ngay khi vừa thu hoạch mía, ông Nguyễn Chánh ở thôn Thọ Lộc, xã Tịnh Hà (Sơn Tịnh) đã không một chút đắn đo khi phá bỏ ruộng mía để trồng mì, tỉa đậu. Ông Chánh là một nông dân gắn bó lâu đời với cây mía mấy chục năm qua, chẳng còn thiết tha với cây mía.

Với mục đích liên kết, hỗ trợ nhau về vốn, kỹ thuật, con giống; trao đổi những kinh nghiệm hay, cùng hợp tác mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh… những người cùng chung nghề chăn nuôi đã tìm đến với nhau để xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả cao.

Những năm qua nhờ phát triển cây cao su nên cuộc sống của nhiều hộ gia đình ở Quảng Trị đã được nâng lên đáng kể. Thế nhưng, thời gian gần đây giá mủ cao su giảm mạnh đã làm cho người trồng cao su phải lao đao. Trước thực trạng đó Sở Nông nghiệp và PTNT cùng với các công ty chế biến cao su trong tỉnh đã chủ động tìm hướng đi mới, đồng hành cùng người dân vượt qua giai đoạn khó khăn tạm thời, hướng đến sự phát triển bền vững...

Huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị hiện có trên 4.800 ha cà phê chè catimor, trong đó có gần 4.500 ha đang trong thời kỳ cho thu hoạch. Với doanh thu bình quân hàng năm trên 300 tỷ đồng, cây cà phê đã mang đến cho người dân địa phương nhiều điều tốt đẹp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo bền vững.

Doanh số cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Thái Nguyên là 5.810 tỷ đồng; tổng dư nợ đến ngày 31-12-2014 là 4.146 tỷ đồng, chiếm 73,2% tổng dư nợ. Trong đó, doanh nghiệp vay 617 tỷ đồng; hộ sản xuất vay 3.529 tỷ đồng với 49.786 khách hàng.